So ky 2 thang 5 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
49
quản lý tài chính cá nhân sẽ phải tăng lên và nhu
cầu về quản lý và tư vấn tài chính cá nhân sẽ là cấp
thiết. Do vậy, dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân cũng
cần được mở rộng và phát triển. Muốn vậy, cơ quan
quản lý nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư
vấn tài chính cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành
các văn bản pháp luật về dịch vụ tư vấn tài chính
để tạo môi trường pháp lý thống nhất, hoàn thiện,
tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia một cách hợp
pháp. Đặc biệt, cần chuẩn hóa chương trình đào tạo
hoặc áp dụng các chuẩn đào tạo trên thế giới, từ đó
cấp chứng chỉ hành nghề cho những ứng viên đạt
tiêu chuẩn, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tài
chính cá nhân.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính
cần chú trọng vấn đề đào tạo cho những người
hành nghề về cả kiến thức lẫn đạo đức nghề nghiệp,
khuyến khích hoặc cử nhân viên tham gia các khóa
học và chương trình đào tạo áp dụng các chuẩn mực
tiên tiến để nâng cao trình độ, đảm bảo chất lượng
khi tư vấn dịch vụ và tạo niềm tin cho khách hàng.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện dịch vụ tư vấn tài chính
cá nhân và cung cấp các gói dịch vụ tư vấn tài chính
đa dạng hóa, phù hợp với từng mục tiêu chi tiêu của
khách hàng.
- Các cơ quan quản lý phối hợp với các đơn vị
cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân tổ chức tuyên
truyền, giới thiệu dịch vụ này trên các phương tiện
truyền thông để nâng cao nhận thức của công chúng
đối với việc quản lý tài chính cá nhân là quan trọng
và cần thiết, nhất là việc công bố thông tin có liên
quan đến dịch vụ này như các sản phẩm của dịch
vụ, quy trình cung ứng sản phẩm, chi phí giao dịch,
lợi ích của người tham gia, …
- Cá nhân cần tạo thói quen lập kế hoạch tài chính
và tham gia dịch vụ tư vấn tài chính để được đảm
bảo một cuộc sống ổn định và lành mạnh.
Tóm lại, dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân ở Việt
Nam vẫn có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển
mạnh mẽ. Các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn
vị cung cấp dịch vụ cũng như công chúng cần quan
tâm và phối hợp thực hiện để dịch vụ này đi vào
cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tiến Thành, Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân tại Việt Nam đã đến lúc
chuyên nghiệp hóa, Tạp chí Ngân hàng số 19, tháng 10/2015;
2. Nguyễn Thanh Hà (2015), Cơ sở pháp lý về dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân
tại Việt Nam, Hội thảo Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội;
3. vneconomy.vn/tai-chinh/habubank-mo-dich-vu-tu-van-tai-chinh-ca-
nhan-20081014032743447.htm
mới. Đồng thời, các NHTM xác định đây là dịch vụ
bán lẻ cao cấp nhằm thay đổi văn hoá bán hàng của
ngân hàng. Habubank là ngân hàng tiên phong cung
cấp dịch vụ này (từ tháng 10/2008), và đến nay, hầu
hết các NHTM, công ty bảo hiểm và công ty tài chính
đang hoạt động đều triển khai và cung cấp dịch vụ tư
vấn tài chính cá nhân. Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư
vấn và bán sản phẩm thường là các nhân viên ngân
hàng làm việc phục vụ tại bộ phận khách hàng cá
nhân hoặc khách hàng quan trọng, nhân viên môi
giới chứng khoán, các đại lý bảo hiểm. Số lượng các
nhà tư vấn độc lập rất ít. Mặc dù, các đơn vị cung
cấp đều cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân,
tuy nhiên, trên thực tế, các đơn vị này chỉ tập trung
vào bán các sản phẩm tài chính hơn là tư vấn một kế
hoạch tổng thể về quản lý tài chính cá nhân từ tiêu
dùng tới tiết kiệm, đầu tư tương ứng với các mức độ
rủi ro mà khách hàng chấp nhận hay các kế hoạch dài
hạn hơn như hưu trí và di sản.
Nhận thức về dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân
Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân phổ biến ở
các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản…
nhưng khá mới mẻ ở Việt Nam. Do vậy, nhận thức
của công chúng về dịch vụ này còn rất thấp. Theo kết
quả của một khảo sát cho thấy có trên 80% số người
Việt Nam được khảo sát không biết rõ tài chính cá
nhân là gì và ít quan tâm đến các kế hoạch tài chính
trong tương lai; trên 90% số người được khảo sát
chưa nắm rõ được các khoản chi tiêu của mình trong
tháng vừa qua và họ cũng không có khoản tiết kiệm
để dự phòng rủi ro khẩn cấp.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên xuất
phát từ sự non trẻ của thị trường tài chính Việt
Nam. Cho đến nay vẫn chưa có cơ quan quản lý nào
chịu trách nhiệm quản lý dịch vụ tư vấn tài chính
cá nhân, do đó hành lang pháp lý dành cho dịch vụ
này cũng chưa có. Các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng
chưa có nhiều sản phẩm tài chính đa dạng và các
điều kiện để cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính
cá nhân, đội ngũ tư vấn tài chính chưa được đào
tạo chuyên nghiệp và thiếu kỹ năng. Nhận thức của
khách hàng về tài chính cá nhân còn hạn chế nên
những đòi hỏi về dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân
chưa cao. Do đó, dịch vụ này chưa được đầu tư và
phát triển. Đây là một tổn thất không hề nhỏ đối với
sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và
cho toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung.
Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính cá nhân
Khi thu nhập bình quân và mức sống của người
dân Việt Nam ngày càng tăng lên, nhận thức về
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...110
Powered by FlippingBook