So ky 2 thang 5 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
53
thôn đã đạt hiệu quả tích cực, đã đóng góp đáng
khích lệ của hoạt động tài chính vi mô, các tổ chức
không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên. Các tổ chức
tài chính vi mô giúp đưa tài chính xuống vùng sâu,
vùng xa, xuống với người nghèo trong xã hội, đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển
nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam.
Các tổ chức vi mô ở Việt Nam có số lượng ít do
không có nguồn vốn để thực hiện, khung pháp lý chưa
phù hợp, hầu hết các điều kiện pháp lý vẫnmang dáng
dấp quy định điều hành ngân hàng thương mại mà
chưa có điều khoản, nguyên tắc đặc thù dành cho các tổ
chức tài chính vi mô. Một số quy định như t lệ thanh
khoản quá cao, chỉ phù hợp với ngân hàng thương
mại. Do đó, cần có chính sách tạo nguồn vốn, nâng cao
năng lực tài chính cho các tổ chức tài chính vi mô như:
Tiếp cận nguồn vốn nước ngoài, vay vốn từ các DN
trong nước… để các tổ chức này phát triển thuận lợi
hơn. Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo
thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô,
cùng với đó, cần có chính sách tuyên truyền tốt hơn để
thay đổi tư duy của các cấp, tạo điều kiện quản lý và
phát triển các tổ chức tài chính vi mô, bởi hiện nay, các
tổ chức nay vẫn bị đánh giá cho vay với lãi suất cao.
Khác với vay thương mại thông thường, những vấn đề
nông dân và DNnông nghiệp băn khoăn với các khoản
vay vi mô không hẳn là lãi suất mà cần nguồn tài chính
đúng lúc. Thực tế, có nhiều khoản vay vi mô chỉ một
vài triệu, vài trăm nghìn đồng.
Để tài chính vi mô phát triển, giúp phát triển bền
vững nông nghiệp, nông thôn, cần đặc biệt chú trọng
đồng bộ các giải pháp như: Đẩy mạnh áp dụng công
nghệ trong nông nghiệp để giảm chi phí và tăng chất
lượng sản phẩm, dịch vụ; Tăng cường khả năng tiếp
cận thông tin, bảo vệ người tiêu dùng và kiến thức
tài chính cho người dân làm nông nghiệp và khu vực
nông thôn; Mở rộng cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy
tiêu dùng cho người dân nông thôn; Tạo môi trường
lành mạnh, tăng cường đổi mới sản phẩm tài chính,
đặc biệt là tài chính vi mô, bảo hiểm vi mô/bảo hiểm
nông nghiệp; Phát triển các khuôn khổ pháp lý để
thúc đẩy tín dụng cho nông nghiệp nông thôn như
tài sản đảm bảo, thông tin tín dụng...
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Thanh Tâm và các thành viên (2011), “Phát triển hoạt động tài chính vi
mô Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ứng dụng”, Đề tài khoa học
cấp cơ sở mã số CS.2010.07, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010-2011;
2. Nghị định 28/2005/NĐ-CP và Nghị định 165/2007/NĐ-CP về tổ chức và
hoạt động của tổ chức tài chính vĩ mô nhỏ tại Việt Nam, NHNN Việt Nam;
3. Ledgerwood (1999), Rural Finance Handbook, An Institutional and Financial
Perspective, The World Bank, Washington, D.C. 1999.
vốn cho ngành Ngân hàng (vẫn đang giữ vai trò chủ
lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn).
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã
chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn để đáp ứng
kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp,
nông thôn, trong đó có những hỗ trợ như ưu tiên về
lãi suất, tăng t trọng dư nợ cho vay…Đồng thời, các
hình thức cho vay được thực hiện đa dạng, như thông
qua hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân và tổ chức tài
chính vi mô, tổ vay vốn... Ngoài ra, các chương trình
tín dụng chính sách cũng được Ngân hàng Chính
sách xã hội thực hiện, bao gồm: Chương trình cho
vay hộ nghèo, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng
khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương
mại tại vùng khó khăn, cho vay các đối tượng chính
sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay
đối với hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo…
Hoàn thiện khung pháp lý
cho tài chính vi mô trong nông nghiệp
Thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã có nhiều
nỗ lực hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực nông
nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có không ít hộ dân chưa đủ
tiêu chuẩn để tiếp cận vốn ngân hàng. Do đó, việc
hoàn hiện khung pháp lý, để phát triển các tổ chức
tài chính vi mô, sẽ giúp lấp đầy những khoảng cách
tiếp cận, giúp người dân nghèo có thêm nguồn lực
tài chính cho làm ăn.
Mặc dù, có nhiều “gói tín dụng” được triển khai,
nhưng người dân và DN có tiếp cận được những
nguồn vốn nêu trên vẫn tồn tại những khó khăn,
vướng mắc. Nông dân và các hộ kinh doanh lĩnh
vực nông nghiệp thường chịu nhiều rủi ro từ thiên
tai thời tiết, đa số có quy mô sản xuất nhỏ lẻ… Đặc
biệt, việc đưa nguồn tài chính xuống từng thôn bản
vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là các món vay nhỏ lẻ,
tốn kém công sức, hiệu quả lợi nhuận không cao…
Việc có nguồn lực tài chính phát huy được hiệu
quả và đi tới những vùng sâu, vùng xa, vai trò của
các tổ chức hoạt động tài chính vi mô là rất cần thiết.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, công cuộc
xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Agribank) triển khai gói tín dụng 50.000
tỷ đồng phục vụ “nông nghiệp sạch”, Ngân
hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
với gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho nông
nghiệp công nghệ cao… để đưa nguồn vốn về
tới tay người dân, phục vụ cho sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...110
Powered by FlippingBook