So ky 2 thang 5 - page 56

54
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh… tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu dệt may năm 2016 của Việt Nam là
5% mức cao nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu
dệt may (Trung Quốc xuất khẩu dệt may giảm 4,25%,
Nhật Bản giảm 1,2%, Hàn Quốc giảm 3,9%...). Ngoài
ra, thị phần hàng Dệt may Việt Nam tiếp tục cải thiện
so với các đối thủ cạnh tranh.
Ngành Dệt may đã tạo công ăn việc làm cho
khoảng ba triệu lao động, tại gần 8.000 doanh nghiệp
(DN), góp phần tích cực vào chủ trương chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp của
Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, ngành Dệt may Việt Nam cũng phải
đối mặt với nhiều thách thức cơ bản, như:
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng
khốc liệt: Với những ưu đãi về thuế suất, điều kiện
về nguồn gốc nguyên phụ liệu… theo cam kết của
các FTA, DN dệt may trong nước sẽ phải đối mặt
với rất nhiều đối thủ lớn, đặc biệt là nhóm các nước
xuất khẩu dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ... Với
lĩnh vực sản xuất trong nước, các DN tiếp tục đối
mặt với sự cạnh tranh khác từ DN FDI. Theo thống
kê, DN FDI chiếm 25% tổng số DN dệt may tại Việt
Nam, nhưng lại chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch
xuất khẩu dệt may từ Việt Nam.
- Áp lực đổi mới công nghệ: Nếu trước đây trung
bình 5 năm ngành Dệt may mới có một loạt công
nghệ mới, có khoảng cách về năng suất, chất lượng
so với công nghệ cũ. Các đời công nghệ mới sẽ liên
tục xuất hiện với ứng dụng của xử lý công nghệ
thông tin qua big data, Internet và robot hóa trong
các bước của quá trình sản xuất. Trong khi đó, nếu
DN trong nước không có đủ tiềm lực tài chính, sự
nhanh nhạy trong đầu tư công nghệ, thiết bị máy
móc… chắc chắn năng lực sản xuất sẽ thấp, khó theo
kịp được với các đối thủ ngoại.
Thách thức trong bối cảnh mới
Thống kê cho thấy, trong nhiều năm liền, ngành
Dệt may Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng xuất
khẩu trung bình tới 15%, trở thành ngành có kim
ngạch xuất khẩu cao thứ hai của cả nước và duy trì
vị trí top 5 các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về
mặt hàng này. Năm 2016, ngành Dệt May đạt kim
ngạch xuất khẩu khoảng 28,3 t USD, tăng 5% so
với năm 2015 đứng thứ 4 thế giới về kim ngạch, chỉ
đứng sau Trung Quốc (khoảng 260 t USD), Ấn Độ
(35,4 t USD), Bangladesh (34 t USD)… Trong bối
cảnh tình hình dệt may thế giới không khả quan song
năm 2016 Việt Nam vẫn có t lệ xuất tăng trưởng khả
quan, cao hơn tốc độ nhập khẩu, trong đó, xuất khẩu
sang Hoa Kỳ tăng 4,5%, Liên minh châu Âu (EU)
tăng 5,4%, Nhật Bản tăng 4,5%... Nếu so sánh tương
quan với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam
GIẢI PHÁPNÂNG CAOHIỆUQUẢ
KINHDOANH CỦA DOANHNGHIỆP DỆTMAY
ThS. VŨ THỊ DIỆP
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Dệt may đang trở thành ngành có kimngạch xuất khẩu cao thứ hai của Việt Nam giúp nước ta duy trì vị trí
top 5 các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về mặt hàng này. Tuy nhiên, với những diễn biếnmới về kinh tế
- chính trị toàn cầu, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Bài viết
chỉ ra một số thách thức và đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp dệt may, đặc biệt trong bối cảnh đang chuẩn bị bước vào cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ 4.
Từ khóa: Dệt may, hiệu quả kinh doanh, xuất khẩu, cách mạng công nghiệp
Textiles are becoming the second highest
export in value and maintain the top five
exporters in the world. However, with the
new changes in global politics and economy,
Vietnam garment enterprises are now facing
many difficulties and challenges. The paper
outlines some of the challenges and proposes
solutions to improve the business performance
of garment enterprises, especially in the
context of preparing for the 4th industrial
revolution.
Keywords: Textile, business efficiency, export,
industrial revolution
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...110
Powered by FlippingBook