So ky 2 thang 5 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
55
- Ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4: Đối với dệt may - ngành sử dụng nhiều lao
động ở mức độ đào tạo đơn giản thì đương nhiên
áp lực của việc áp dụng công nghệ 4.0 sẽ trở thành
thách thức tương đối lớn.
- Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ: Ngành Dệt
may là một trong những ngành có kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng có tới 80% đến
85% t lệ nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, bao gồm:
vải, da, chỉ khâu cao cấp, nút áo, khóa kim loại...
Chẳng hạn, năm xuất khẩu dệt may đạt hơn 28,3 t
USD nhưng chúng ta phải bỏ ra gần 15 t USD để
nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Do đó, giá trị thu về của ngành thật sự rất nhỏ so với
kim ngạch xuất khẩu đạt được hằng năm.
Bên cạnh đó, DN trong nước còn đối mặt với
nhiều thách thức khác như: Áp lực tìm kiếm khách
hàng mới và đơn hàng thay thế; Nguồn nhân lực
chất lượng cao; Gánh nặng chi phí từ chính sách tăng
lương tối thiểu trong nước (có hiệu lực năm 2017)…
Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt
may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 của Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng ngành
này trở thành một trong những ngành công nghiệp
mũi nhọn, hướng về xuất khẩu, tạo nhiều việc làm
cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập
vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cụ thể, ngành Dệt may đặt mục tiêu giai đoạn
2016-2020, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất
công nghiệp toàn Ngành đạt từ 12% - 13%/năm,
tăng trưởng xuất khẩu đạt 9%-10%/năm. Trong đó,
riêng năm 2017, ngành Dệt may Việt Nam đặt mục
tiêu tăng trưởng đạt từ 6,5% - 7% so với năm 2016,
kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 30 t USD. Để vượt
qua được những thách thức, đạt được những mục
tiêu đề ra, ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, các DN
cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả cho DN, cụ thể:
Một là,
tập trung cải tiến, nâng cao hiệu quả quản
trị DN. Chú trọng mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc
DN trong Ngành để nâng cao năng lực sản xuất,
tiềm lực tài chính, mở rộng thị phần. DN phải không
ngừng nâng cao kỹ năng quản trị, tập trung cải tiến
để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cạnh
tranh và rút ngắn thời gian giao hàng...
Hai là,
đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia
các hội chợ dệt may tại nước ngoài để quảng bá
thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Chú
trọng công tác tìm kiếm khách hàng, đặc biệt tại thị
trường Mỹ, đồng thời tận dụng cơ hội Trung Quốc
bị áp thuế cao dẫn đến lợi thế cạnh tranh giảm. Tìm
hiểu, mở rộng thêm một số thị trường mới như Nga,
Kazakhstan nhằm tận dụng ưu đãi từ Hiệp định
Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu…
Ba là,
cập nhật tình hình về công nghệ của thế
giới, quan tâm, theo dõi, nghiên cứu để từng bước
áp dụng công nghệ hiện đại để không bị lỗi thời so
với xu thế công nghệ mới, cũng như mất đi năng
lực cạnh tranh của mình. Chuẩn bị cả nguồn lực,
đặc biệt về tài chính và con người để ứng dụng từng
phần trong cách mạng công nghiệp 4.0 cho quá trình
đầu tư, sản xuất mới.
Bốn là,
tiếp tục theo dõi sát sao, nâng cao công
tác dự báo về tình hình, diễn biến của thị trường dệt
may thế giới, thị trường nguyên phụ liệu trong bối
cảnh nhiều biến động phức tạp và khó lường hơn
để nhà quản trị DN có thể đưa ra những quyết định
hợp lý, mang lại hiệu quả cho DN…
Năm là,
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Tiếp tục mở rộng đào tạo nguồn nhân lực phục
vụ cho ngành Dệt May, đặc biệt các lớp đào tạo về
merchandiser, quản lý nhà máy, các lớp đào tạo
chuyên ngành sợi, dệt, nhuộm. Đẩy mạnh phối hợp
với các đối tác nước ngoài để họ cử chuyên gia đến
hướng dẫn, làm việc với nhân lực của mình, giúp
nâng cao trình độ lao động, chuyên môn sâu. Có
chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực phù hợp với xu
thế của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Về lâu dài,
phối hợp đào tạo các nguồn nhân lực cao cấp cho
ngành Dệt may như giám đốc nhà máy dệt may,
quản trị đơn hàng…
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Văn Tốt (2014), Báo cáo ngành Dệt may, Công ty chứng khoán FPT;
2. Tuyết Nhung (2016), Tương lai ngành Dệt may Việt Nam khi các hiệp định
thương mại có hiệu lực, Một thế giới;
3. Lê Tiến Trường (2017), Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một diện
mạo mới cho ngành Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam;
4. Đỗ Khắc Dũng (2017), Dệt may - Đo nhiệt độ thị trường, Tập đoàn Dệt may
Việt Nam;
5. Hoàng Anh (2017), Tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu dệt may, Báo Nhân dân.
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp
dụng tự động hóa, robot và sử dụng dữ liệu
lớn thì khả năng năng suất sẽ tăng rất nhanh.
Những ngành vẫn bị đánh giá là thu nhập thấp
sẽ có khả năng cải thiện rất nhanh thu nhập
của mình và tạo ra một ngành dệt may, da giày
mới mà ở đó thu nhập của người lao động có
thể tiệm cận, tương đương với các ngành khác.
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...110
Powered by FlippingBook