So ky 2 thang 5 - page 65

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
63
hạn chế, khả năng ứng biến với những khó khăn
khủng hoảng không linh hoạt và đặc biệt là chất
lượng nguồn nhân lực thấp…
Muốn DN phát triển bền vững, đòi hỏi nhà quản
lý phải có chiến lược phát triển cụ thể như việc
hoạch định nguồn nhân lực, tiến hành phân tích
công việc, công tác tuyển dụng nhân sự, việc đánh
giá thành tích cũng như việc đào tạo, nâng cao kỹ
năng tay nghề cho người lao động. Tuy nhiên, rất
nhiều DNNVV không làm tốt những việc này bởi
khả năng hạn chế của người quản lý dẫn đến DN
không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, làm ăn
thua lỗ, phá sản. Thống kê cho thấy, tổng số DN lâm
cảnh khó khăn, phải tạm ngừng hoạt động có thời
hạn và không có thời hạn đã giảm từ 71.300 DN năm
2015 xuống 60.600 DN trong năm 2016. Tuy nhiên,
số DN phá sản tăng từ 9.400 DN năm 2015 lên đến
12.478 DN năm 2016.
Cơ sở giúp nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực quản lý
Để chiến thắng trên “sân nhà”, tăng khả năng
cạnh tranh, tiến ra thương trường quốc tế, trong
thời gian tới, các DNNVV sẽ phải thực hiện và hoàn
thiện nhiều nội dung quan trọng. Một trong những
việc cần thực hiện trước mắt và lâu dài là phát huy
tối đa nguồn lực trong DNNVV bằng cách nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ làm
công tác quản lý DN.
Các chủ DN cần tích cực, chủ động trong việc
nâng cao trình độ. Mỗi chủ DN phải ý thức được
trách nhiệm, nghĩa vụ và những hạn chế của chính
bản thân mình để có kế hoạch khắc phục, cố gắng
vươn lên. Chủ động, tích cực học tập nâng cao
trình độ có thể được thực hiện một cách đa dạng
thông qua các khóa đào tạo hoặc tham gia các buổi
hội thảo, các khóa tập huấn hoặc các buổi xúc tiến
thương mại, các buổi tham quan thực tế, học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau.
Ngoài ra, các DN cũng cần hoàn thiện công tác
phân tích và hoạch định nguồn nhân lực. Để tiến
hành hoạch định nguồn nhân lực một cách hợp
lý, trước tiên các DN cần phải nhìn nhận một cách
đúng đắn về thực trạng hoạt động của nhân viên
một cách khách quan và cụ thể. Các DNNVV cần
phải tiến hành điều tra về khối lượng công việc cho
nhân viên cũng như khả năng hoàn thành nhiệm
vụ của họ bằng việc xây dựng các bảng đánh giá,
hay các phiếu chấm điểm thường xuyên. Bên cạnh
đó, cần có chiến lược tuyển dụng cũng như chế độ
lương bổng đãi ngộ một cách hợp lý để giữ chân
nhân tài.
Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ
đối với các DNNVV trong công tác đào tạo. Việc tổ
chức các khóa đào tạo có thể giao cho các cơ quan
quản lý nhà nước về DN thực hiện. Hiện nay, chất
lượng đội ngũ nhà quản trị tại các DNNVV Việt
Nam còn ít kinh nghiệm trong vấn đề kinh doanh
với quốc tế. Theo đó, Nhà nước và các cơ quan xúc
tiến phát triển DNNVV cần có cơ chế, chính sách
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà quản trị; Tổ chức
các cuộc hội thảo nhằm tuyên truyền về vấn đề này
tới các nhà quản trị, giúp họ nhận thức được tầm
quan trọng của trình độ học vấn, kinh nghiệm quản
trị đồng thời khuyến khích học tập bồi dưỡng. Các
cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, các
trung tâm hỗ trợ DNNVV cần phải xây dựng các
khóa đào tạo nhà quản lý và kêu gọi, khuyến khích
các nhà quản trị tham gia.
Mặc dù, Việt Nam đã là thành viên chính thức của
nhiều tổ chức quốc tế nhưng sự hiểu biết của các DN
về cơ chế hoạt động, các quy định, quy chế, quy tắc…
của các tổ chức quốc tế còn nhiều hạn chế. Do đó, đòi
hỏi Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội và bản thân mỗi
DN cần chủ động tích cực tìm hiểu những kiến thức
về hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế giúp các
DN tự tin trong quá trình hội nhập. Các hiệp hội, các
tổ chức xã hội nghề nghiệp cần nâng cao, phát huy
vai trò của mình trong việc tư vấn hỗ trợ các DNNVV
về nâng cao chất lượng nhân lực, cụ thể là đứng ra
tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các hội viên
hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu truyền đạt kinh
nghiệm giữa các hội viên với nhau. Các hoạt động
này cần được thực hiện một cách thường xuyên, có
tổ chức, DN nào thiếu và yếu về lĩnh vực gì thì được
hướng dẫn, bổ sung kịp thời…
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Lưu Đình Chinh (2015), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở
các DNNVV trong quá trình hội nhập, Tạp chí Cộng sản;
2. TS. Đặng Thị Hương (2015), Đào tạo cán bộ quản lý trong các DNNVV ở Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân;
3. Các website: mof.gov.vn,molisa.gov.vn, dolab.gov.vn, tapchitaichinh.vn…
Trong 5 năm qua, cả nước có 380.000 doanh
nghiệp nhỏ và vừa được thành lập, vượt cao
so với mục tiêu là 350.000. Khối doanh nghiệp
nhỏ và vừa đóng góp khoảng 45% vào GDP;
31% tổng số thu ngân sách và chiếm khoảng
35% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp
nói chung; thu hút hơn 5 triệu việc làmvà đóng
góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
quốc gia hằng năm.
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...110
Powered by FlippingBook