TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 31

30
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Hệ thống Blockchain được chia thành 3 loại chính sau:
Public (Công khai):
Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và
ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao
dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn
hay hàng vạn nút tham gia. Do đó, để tấn công vào
hệ thống Blockchain là điều bất khả thi vì chi phi
khá cao. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum…
Private (Riêng tư):
Người dùng chỉ được quyền đọc
dữ liệu, không có quyền ghi, vì điều này thuộc về bên
tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có thể
hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong
một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định
mọi thay đổi trên Blockchain, vì đây là một Private
Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá
nhanh và chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia
xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private
Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian
dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
Permissioned (Liên doanh):
Hay còn gọi là
Consortium, một dạng của Private nhưng bổ sung
thêmmột số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm
tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối”
khi tham gia vào Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay
tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain
cho riêng mình.
Một số đặc điểm chính của công nghệ Blockchain
- Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi
Blockchain: Theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính
lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công
nghệ Blockchain biến mất khi không còn internet
trên toàn cầu.
- Bất biến: Dữ liệu trong Blockchain không thể
sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu
trữ mãi mãi.
- Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain
Tổng quan về công nghệ Blockchain
Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải
dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá
vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán
của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt
chẽ. Trong trường hợp này Blockchain là một cuốn
sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi
và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của
tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo
mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu.
Ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain sụp
đổ, những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo
vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNGNGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG LĨNHVỰC TÀI CHÍNHTẠI VIỆT NAM
TS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA
– Học viện Tài chính *
Công nghệ blockchain góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế số và mở ra một xu hướng ứng dụng
tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn
thông... Đứng trước những thách thức và cơ hội lớn đó, Việt Nam cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ,
hiệu quả để phát triển công nghệ blockchain một cách hiệu quả và bền vững.
Từ khóa: Blockchain, kinh tế số, cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ
SOLUTIONS TO DEVELOP BLOCKCHAIN TECHNOLOGY
IN THE FINANCIAL SECTOR IN VIETNAM
Blockchain technology is playing an
important role in building a digital economy
and opening up a potential trend for many
sectors such as banking and finance, retail,
cargo transportation, manufacturing and
telecommunication. Before such challenges
and opportunities, what solutions does
Vietnam have to take to apply the blockchain
technology in a sustainable way?
Keywords: Blockchain, digital economy, Industrial revolu-
tionary 4.0, technology
Ngày nhận bài: 4/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 18/6/2018
Ngày duyệt đăng: 22/6/2018
*Email:
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...121
Powered by FlippingBook