TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 47

46
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
khi các chuẩn mực giáo dục nghề nghiệp chưa rõ
ràng. Thực tế cho thấy, chuyên ngành đào tạo kế
toán, kiểm toán tại các trường đại học khối kinh
tế ở Việt Nam đã và đang trở thành một trong
những chuyên ngành thu hút được đông đảo sinh
viên theo học. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát gần
đây cho thấy, việc đào tạo kỹ năng chuyên môn kế
toán, kiểm toán còn mang nặng tính lý thuyết và ít
thực hành. Có đến 70% người học trả lời chưa nắm
bắt được công việc ngay mà cần được đào tạo và
hướng dẫn lại; 80% cho rằng chương trình đào tạo
ngành kế toán còn nặng về lý thuyết, 50% cho rằng
khối lượng kiến thức chuyên ngành lĩnh hội được
ít… Tình trạng này là do thiếu đội ngũ giảng viên
kế toán trình độ cao trong khi sinh viên quá đông
và phương tiện phục vụ giảng dạy hạn chế, nhiều
chương trình đào tạo giảm chuẩn, dạy ghi chép
sổ sách thay vì phân tích bản chất, lại thiếu thực
hành nên chất lượng đầu ra không đáp ứng được
yêu cầu (PGS.,TS. Nguyễn Hữu Ánh, 2018). Nhiều
trường có xu hướng dạy quá nhiều lý thuyết trong
khi sinh viên cần hơn một nền tảng kiến thức kế
toán, tài chính vững chắc, cập nhật cùng với những
kỹ năng thực hành hiệu quả. Hiện nay, phương
pháp giảng dạy truyền thống vẫn được đa số các
trường đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán sử
dụng, thay vì các nhóm phương pháp dạy học tích
cực. Do đó, nhiều người ra trường công tác tại các
cơ quan, DN chưa thể nắm bắt được công việc kế
toán, kiểm toán khi được giao nhiệm vụ mà phải
mất thời gian đào tạo lại. Dù hiện nay, hàng năm số
lượng sinh viên ra trường khá lớn song việc tuyển
dụng vẫn là thách thức, khó khăn cho người sử
dụng lao động.
Ngoài ra, nếu xét về khía cạnh chất lượng đào tạo
thì còn có độ chênh lệch khá lớn giữa các trường,
học viện trong cả nước và nhìn chung chưa đáp ứng
được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của
thị trường dịch vụ (TS. Phan Thị Anh Đào, 2018).
Thực tế cho thấy, số lượng kế toán viên, kiểm toán
viên của Việt Nam hiện nay tương đối lớn là một
lợi thế, song lại hạn chế về chất lượng khi mới chỉ
khoảng 1.000 người có chứng chỉ quốc tế, còn quá
mỏng về số lượng. Đây là thách thức lớn đối với
thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam khi
hội nhập bởi kể từ năm 2017, theo Thỏa thuận thừa
nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong
ASEAN thì đây là một trong những lĩnh vực, ngành
nghề được di chuyển hoạt động tự do trong Cộng
đồng ASEAN. Hiện nay, lao động trong lĩnh vực kế
toán, kiểm toán đang phải cạnh tranh để có được
một vị trí việc làm phù hợp.
Thêm vào đó, hiện nay, dù trên thị trường
dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam đã hiện
diện các tên tuổi lớn trên toàn cầu, trong đó có
nhóm Big Four nhưng nhìn tổng thể, việc hợp tác
giữa các tổ chức nghề nghiệp và các cơ sở đào
tạo hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong nhiều năm qua, các tổ chức nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán như: Viện Kế toán Công chứng
Anh và xứ Wales, Hiệp hội Kế toán Công chứng
Anh Quốc, Hội Kế toán Công chứng Australia…
đóng vai trò rất lớn trong quá trình hỗ trợ việc xây
dựng chiến lược phát triển, đào tạo, huấn luyện,
cập nhật kiến thức nguồn nhân lực chất lượng cao
cho Việt Nam. Các tổ chức nghề nghiệp quốc tế
cũng đã chủ động mở rộng các chương trình đào
tạo nhằm chuẩn hóa các chứng chỉ, tạo sự cạnh
tranh đáng kể cho nguồn lao động của Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, số lượng các cơ
sở đào tạo trong nước có quan hệ hợp tác với các
tổ chức nghề nghiệp này còn chưa nhiều, chưa
mang tính chủ động do nhiều nguyên nhân; Kết
quả hợp tác chưa có nhiều đột phá…
Một số đề xuất
Việt Nam là một trong những quốc gia chủ động
đẩy nhanh mở cửa hội nhập trong lĩnh vực kế toán –
kiểm toán, nhờ đó đã thu được thành công đáng kể,
minh chứng cụ thể nhất là việc hiện nay các DN, tổ
chức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán hàng đầu trên
thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam. Trong thời gian
tới, nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập
quốc tế, đặc biệt là sự tác động và thay đổi trong
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực
kế toán - kiểm toán là đòi hỏi tất yếu, bắt buộc. Để
làm tốt việc này, cần tập trung một số nội dung sau:
Về phía cơ quan quản lý:
- Tiếp tục tạo điều kiện thuận trong việc đào
tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cho các cơ
sở giáo dục, các hội nghề nghiệp trong nước và
quốc tế bởi thị trường việc làm dành cho nghề kế
toán, kiểm toán rất phong phú, đa dạng mà vẫn
chưa khai thác hết. Chẳng hạn, đối với các sinh
viên ra trường, ngoài việc theo đuổi chuyên ngành
kế toán, kiểm toán, người học có thể tham gia vào
các lĩnh vực như: Tư vấn tài chính, thuế… Đây là
những loại hình dịch vụ rất phổ biến trên thế giới,
song còn mới mẻ ở Việt Nam. Đặc biệt là khi nền
kinh tế khởi sắc, các doanh nghiệp phát triển sản
xuất, kinh doanh sẽ thu hút nguồn nhân lực này
nhiều hơn. Bên cạnh đó, với cuộc Cách mạng công
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...121
Powered by FlippingBook