TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 42

44
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
sản cố định mà được ghi nhận vào chi phí phát
sinh trong kỳ. Các tài sản cố định theo yêu cầu kỹ
thuật phải được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thì
kế toán được trích lập khoản dự phòng phải trả và
tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hàng kỳ để
có nguồn trang trải khi phát sinh việc bảo dưỡng,
sửa chữa.
Như vậy, Thông tư 200/2014/TT-BTC cho phép
trích lập dự phòng cho các chi phí sửa chữa lớn của
những tài sản cố định đặc thù, do việc sửa chữa lớn
có tính chu kỳ trong năm, hoặc một số năm tiếp
theo. Điều này mặc dù chưa phù hợp với nguyên
tắc kế toán cơ sở dồn tích, ghi nhận giao dịch khi
phát sinh, tuy nhiên, vì là sửa chữa định kỳ theo
yêu cầu kỹ thuật, cho nên cần thiết cho việc sử
dụng tài sản ở hiện tại.
Đề xuất, kiến nghị
- Về quy định vốn hóa chi phí đi vay: Công văn
số 12568/BTC-CDKT ngày 9/9/2015 đã giải thích
nội dung Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
“Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán đều do Bộ
Tài chính ban hành. Vì vậy, theo Luật Ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản do cùng
một cơ quan ban hành quy định về cùng một vấn
đề thì văn bản ban hành sau sẽ thay thế văn bản
ban hành trước đó”.
Theo đó, Thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ là văn
bản có tính pháp lý cao hơn chuẩn mực kế toán
và sẽ thay thế chuẩn mực, nếu có các quy định
trái chiều nhau. Vì vậy, chúng ta nên thống nhất
cả trong Chuẩn mực kế toán số 16 và Thông tư
200/2014/TT-BTC để tránh xảy ra khó khăn trong
quá trình áp dụng. Cụ thể là cần quy định rõ hơn
điều kiện ghi nhận một tài sản là tài sản dở dang,
tài sản được vốn hóa.
- Về Dự phòng phải trả - Trích trước chi phí sửa
chữa lớn tài sản cố định theo yêu cầu kỹ thuật: Để
đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và
chi phí, thì những chi phí sửa chữa lớn tài sản cố
định theo yêu cầu kỹ thuật trên cần được tập hợp
và phân bổ cho toàn bộ số năm sử dụng của tài sản,
thay vì ghi nhận hết chi phí sửa chữa vào chi phí
của năm tài chính hiện tại.
Tài liệu tham khảo:
1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 - Chi phí đi vay; Chuẩn mực kế toán
quốc tế IAS 23 - Borrowings cost; Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 - Các
khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng;
2. Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 20/12/2014;
3. Công văn số 12568/BTC-CDKT ngày 9/9/2015 giải thích nội dung Thông
tư 200/2014/TT-BTC.
kế toán số 16, bao gồm cả tài sản đang trong quá
trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12
tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích
định trước hoặc để bán. Ví dụ tại đoạn 05, Thông
tư 200/2014/TT-BTC lại không cho phép vốn hóa lãi
vay, khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng
công trình, tài sản cho khách hàng.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 23 -
Borrowings cost, Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp
đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản
dở dang được vốn hoá vào tài sản đó. Tài sản dở
dang được đề cập đến trong Chuẩn mực quốc tế
với tên gọi “Qualifying assets” nhằm chỉ các tài sản
cần có một thời gian đáng kể, để sẵn sàng cho mục
đích sử dụng và bán.
Tuy nhiên, Chuẩn mực quốc tế không đưa ra
định nghĩa về thời gian đáng kể là bao nhiêu lâu.
Các nhà quản lý sẽ đưa ra các đánh giá khi xác
định Qualifying assets, trong đó xem xét đến cả
bản chất của tài sản. Thông thường một tài sản
cần nhiều hơn một năm để có thể ở trạng thái sẵn
sàng sử dụng, thì sẽ là một “qualifying asset”. Và
việc lựa chọn tiêu thức để xác định loại tài sản sẽ
được áp dụng nhất quán và được công bố trên
thuyết minh báo cáo tài chính về các đánh giá.
Các tiêu thức được xem xét và loại tài sản nào thì
được vốn hóa.
Dự phòng phải trả
Dự phòng là một khoản nợ phải trả có giá trị và
thời gian không chắc chắn. Theo đoạn 11 Chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 18 “Các khoản dự phòng,
tài sản và nợ tiềm tàng”, một khoản dự phòng chỉ
được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả
từ một sự kiện đã xảy ra; Sự giảm sút về những lợi
ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải
thanh toán nghĩa vụ nợ; Đưa ra được một ước tính
đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Như vậy, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18
không cho phép trích lập dự phòng đối với các
hoạt động xảy ra trong tương lai. Báo cáo tài chính
chỉ liên quan đến tình trạng tài chính của doanh
nghiệp tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo và không
liên quan vấn đề tài chính có thể xảy ra trong
tương lai. Vì vậy, không cần phải ghi nhận bất kỳ
một khoản dự phòng nào cho các khoản chi phí cần
thiết cho hoạt động trong tương lai.
Tuy nhiên, tại điểm e, mục 1, điều 35 Thông tư
200/2014/TT-BTC lại quy định: “Các chi phí bảo
dưỡng, sửa chữa, duy trì cho tài sản cố định hoạt
động bình thường không được tính vào giá trị tài
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...82
Powered by FlippingBook