TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 44

46
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Đối tượng của kiểm toán nội bộ là rất rộng, bao
gồm những lĩnh vực quan trọng như: Hệ thống kiểm
soát nội bộ, các thủ tục quản lý rủi ro, hệ thống thông
tin tài chính, kiểm tra các giao dịch và các thủ tục,
kiểm tra tính tuân thủ với pháp luật và quy định của
các cơ quan quản lý và các cuộc điều tra đặc biệt khác.
Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ cũng vậy,
phần lớn các DN và tổ chức tín dụng được phỏng
vấn đều xác nhận rằng, tất cả các hoạt động và các
bộ phận trong DN và các tổ chức tín dụng đều nằm
trong phạm vi kiểm toán.
Thực tế phát triển kiểm toán nội bộ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm qua, ban kiểm soát ở các
DNNN và một số tổ chức tín dụng đã hoạt động song
chưa mang lại hiệu quả do vai trò, chức năng, trách
nhiệm chưa rõ ràng và còn thiếu công cụ để thực
hiện công tác giám sát. Tuy nhiên, đáp ứng bối cảnh
hội nhập, sự phát triển nhanh chóng của thị trường
chứng khoán cũng như những vụ bê bối về quản trị
ở một số DNNN và ngân hàng trong những năm gần
đây, hoạt động kiểm toán nội bộ đã được quan tâm
chú ý nhiều hơn.
Lần đầu tiên, vai trò, chức năng của kiểm toán nội
bộ được luật hóa tại khoản 3, 4 và 5, điều 39 – Kiểm
soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của Luật Kế toán sửa
đổi 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2017):
“3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá,
giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của
kiểm soát nội bộ.
4. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của
hệ thống kiểm soát nội bộ;
b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của
thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo
cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động,
quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế
toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo
đơn vị kế toán;
d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong
quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải
pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều
hành hoạt động của đơn vị kế toán.
5. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm toán nội
bộ trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp”.
Thực tế cho thấy, tại những DN kinh doanh hiệu
quả, tăng trưởng tốt, kiểm toán nội bộ rất được chú
trọng. Ngược lại, hầu hết những DN năm trước lãi
lớn, năm sau đổ vỡ đều không xây dựng bộ phận
kiểm toán nội bộ.
bạch và chính xác cao, khả năng gian lận thấp và cuối
cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với
các công ty không có phòng kiểm toán nội bộ.
Hoạt động kiểm toán dù là do chủ thể nào thực
hiện cũng đều dựa vào phương pháp kiểm toán
chung và tuân theo một quy trình kiểm toán chuẩn
hóa. Nói cách khác, để tiến hành một cuộc kiểm toán
cụ thể, các kiểm toán viên nội bộ sẽ vận dụng kết hợp
kiểm toán hệ thống và kiểm tra chi tiết trên cơ sở quy
trình kiểm toán chuẩn hóa. Theo đó, một cuộc kiểm
toán nội bộ trải qua 4 bước sau: (1) Lập kế hoạch kiểm
toán; (2) Điều tra và đánh giá những thông tin sẵn
có; (3) Thông báo về kết quả kiểm toán; và (4) Theo
dõi việc thực hiện các kiến nghị, chỉnh sửa các vấn đề
được nêu ra.
Kiểm toán nội bộ cũng được tiến hành ở cả 03 loại
hình kiểm toán: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân
thủ, và kiểm toán báo cáo tài chính. Như vậy, phạm
vi công việc của kiểm toán nội bộ không chỉ bao hàm
chức năng của kiểm toán tuân thủ mà còn đánh giá
toàn hệ thống thông qua kiểm toán hoạt động và kiểm
toán báo cáo tài chính. Việc kiểm tra, đánh giá độc lập
được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ hay tổ
chức kiểm toán độc lập, hoặc một tổ chức khác có đủ
trình độ và khả năng thực hiện việc kiểm tra, đánh
giá độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Nội dung kiểm toán nội bộ tập trung đánh giá vào
một số vấn đề sau: Sự tuân thủ của tổ chức đối với
các chính sách và việc kiểm soát rủi ro (cả định lượng
và phi định lượng); Tính đáng tin cậy (bao gồm tính
nhất quán, tính chính xác và đầy đủ) và tính kịp thời
của các thông tin tài chính và quản trị; Tính liên tục
và đáng tin cậy của hệ thống thông tin điện tử; Hoạt
động của các phòng ban nhân sự.
Người đứng đầu bộ phận kiểm toán nội bộ chịu
trách nhiệm đảm bảo rằng hoạt động của kiểm toán
nội bộ tuân thủ theo đúng những nguyên tắc và thông
lệ tốt nhất áp dụng trong lĩnh vực, chủ yếu do Basel
ban hành. Người này cũng chịu trách nhiệm đảm bảo
về sự tồn tại và tính cập nhật của điều lệ kiểm toán,
việc chuẩn bị các kế hoạch kiểm toán phù hợp, sự tồn
tại của các chính sách và thủ tục thích hợp đối với đội
ngũ kiểm toán viên, về năng lực chuyên môn và vấn
đề đào tạo đội ngũ nhân viên.
Một cuộc kiểm toán nội bộ trải qua 4 bước: (1)
Lập kế hoạch kiểm toán; (2) Điều tra và đánh giá
những thông tin sẵn có; (3) Thông báo về kết
quả kiểm toán; và (4) Theo dõi việc thực hiện các
kiến nghị, chỉnh sửa các vấn đề được nêu ra.
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...82
Powered by FlippingBook