TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
45
nội bộ là người “giám sát, bảo trì, nâng cấp hệ thống
kiểm soát nội bộ” trong vai trò đảm bảo hiệu quả
kinh doanh và xây dựng các thủ tục kiểm soát cần
thiết. Kiểm toán nội bộ là công cụ giúp phát hiện và
cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý của tổ
chức. Đối với các doanh nghiệp (DN), kiểm toán nội
bộ có thể hỗ trợ ban giám đốc và hội đồng quản trị
có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn
mọi khi quy mô và độ phức tạp của DN vượt quá tầm
kiểm soát của họ.
Trong khi hoạt động của kiểm toán độc lập giới
hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính thì hoạt động của
kiểm toán nội bộ không bị giới hạn ở bất kỳ phạm vi
nào trong công ty, từ mua hàng, sản xuất, bán hàng
đến quản lý tài chính, nhân sự hay công nghệ thông
tin. Mục đích của kiểm toán nội bộ là phục vụ cho
công tác quản lý DN nói chung và của các tổ chức tín
dụng nói riêng. Kiểm toán nội bộ không chỉ đánh giá
các yếu kém của hệ thống quản lý mà còn đánh giá
các rủi ro cả trong và ngoài công ty.
Kiểm toán nội bộ có thể đem lại cho các tổ chức tín
dụng rất nhiều lợi ích. Đây là công cụ giúp phát hiện
và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý
của DN và các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.
Thông qua công cụ này, ban giám đốc và hội đồng
quản trị có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý
rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu
kinh doanh. Một DN hoặc tổ chức tín dụng có kiểm
toán nội bộ sẽ làm gia tăng niềm tin của các cổ đông,
các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về hệ
thống quản trị ở đây. Các thống kê trên thế giới cho
thấy, công ty có phòng kiểm toán nội bộ thường có
báo cáo đúng hạn, báo cáo tài chính có mức độ minh
TẦMQUANTRỌNG CỦA KIỂMTOÁNNỘI BỘ
ĐỐI VỚI CÔNGTÁC QUẢNTRỊ
ThS. NGUYỄN NGỌC KHƯƠNG
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Thực tiễn cho thấy, các vụ bê bối tài chính lớn xảy ra trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong thời gian
qua đều có căn nguyên từ sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Sự phát triển nóng của doanh
nghiệp và các tổ chức tín dụng trong thời gian vừa qua cũng như thực thi các cam kết quốc tế đã và đang
đặt ra không ít thách thức đối với công tác quản trị. Bối cảnh này đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các
tổ chức tín dụng phải xây dựng và triển khai hoạt động kiểm toán nội bộ. Bài viết làm rõ khái niệm kiểm
toán nội bộ, chỉ ra những lợi ích của hoạt động kiểm toán nội bộ, đề xuất một số giải pháp giúp cho hoạt
động quản trị hiệu quả hơn.
Từ khóa: Kiểm toán, tài chính, kiểm soát, ngân hàng thương mại, quản trị doanh nghiệp.
Khái niệm và lợi ích của kiểm toán nội bộ
Trên thế giới, kiểm toán nội bộ đã ra đời từ lâu
nhưng chỉ phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính ở
Công ty Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-
2001 và đặc biệt là khi Luật Sarbanes - Oxley của Mỹ
ra đời năm 2002. Luật này quy định các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về
hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty.
Theo IIA (tổ chức nghề nghiệp dành cho kiểm toán
viên nội bộ thành lập năm 1941 có trụ sở chính tại Hoa
Kỳ và hơn 122.000 hội viên trên toàn cầu), Kiểm toán
nội bộ “là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong
nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm
tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó; Giúp tổ
chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải
tiến một cách hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của
quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”.
Từ khái niệm trên cho thấy, điểm khác biệt giữa
kiểm toán nội bộ với kiểm toán độc lập, kiểm toán
Nhà nước đó là mối quan hệ giữa chủ thể và khách
thể kiểm toán, với loại hình kiểm toán nhà nước, kiểm
toán độc lập có sự tách biệt tương đối rõ ràng giữa
chủ thể và khách thể kiểm toán, với loại hình kiểm
toán nội bộ thì sự tách biệt là không có, bộ phận kiểm
toán nội bộ là bộ phận nằm chính trong cơ cấu tổ chức
của đơn vị khách thể kiểm toán.
Khái niệm cũng nhấn mạnh vai trò, tác dụng của
kiểm toán nội bộ đối với hoạt động của đơn vị; giúp
“bảo vệ giá trị cho tổ chức”, kiểm toán nội bộ giữ
vai trò “quan sát viên độc lập” nhằm đảm bảo hoạt
động của tổ chức tuân thủ các quy định pháp luật
quốc gia, quy định, quy tắc của tổ chức; kiểm toán
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...82
Powered by FlippingBook