TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
43
những khoản vay do phát hành trái phiếu; Phần
phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên
quan tới quá trình làm thủ tục vay; Chi phí tài
chính của tài sản thuê tài chính.
Bảng 1 cho thấy, dù Thông tư 200/2014/TT-BTC
quy định việc xác định chi phí lãi vay được vốn
hóa phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi
vay”. Tuy nhiên, khi đi vào hai trường hợp cụ thể
có sự chưa thống nhất với chuẩn mực kế toán số 16.
Thứ nhất,
theo Chuẩn mực kế toán số 16, tài sản
dở dang “Là tài sản đang trong quá trình đầu tư
xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất
cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có
thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước
hoặc để bán”. Như vậy, những khoản vay riêng
phục vụ việc xây dựng tài sản cố định khi thời gian
xây dựng dưới 12 tháng thì lãi vay không được vốn
hóa, tuy nhiên trong Thông tư 200/2014/TT-BTC
vẫn cho phép vốn hóa chi phí đi vay.
Thứ hai,
nếu tài sản dở dang theo chuẩn mực
CHUẨNMỰC KẾ TOÁNVỀ CHI PHÍ ĐI VAY
VÀ DỰPHÒNG PHẢI TRẢ: MỘT SỐVẤNĐỀ CẦNTRAOĐỔI
ThS. ĐẶNG MINH HIỀN
- Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh
Kể từ khi Thông tư số 200/2014/TT-BTC được ban hành đến nay, chế độ kế toán mới đã được xây dựng linh
hoạt, cởi mở hơn so với trước. Chế độ kế toán mới đã giúp cho các doanh nghiệp từng bước tiếp cận tới các
chuẩn mực kế toán quốc tế; tăng tính minh bạch và quản trị rủi ro về tài chính tốt hơn. Bài viết tập trung
phân tích sự thay đổi trong chế độ kế toán vốn hóa chi phí đi vay và dự phòng phải trả, cụ thể là chỉ ra
những nội dung mới trong Thông tư 200/2014/TT-BTC so với Quyết định 15/2006/QĐ-BTC.
Từ khóa: Doanh nghiệp, kế toán, chuẩn mực, chi phí đi vay.
Tổng quan về chế độ kế toán chi phí đi vay
và dự phòng phải trả
Chi phí đi vay
Thông thường, để có thể duy trì hoạt động sản
xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện việc
huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Chi phí
phát sinh phục vụ cho mục đích vay nợ, chi phí lãi
của khoản nợ vay là một phần chi phí phát sinh
thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ ra những vấn
đề còn vướng mắc, bài viết khái quát một số vấn
đề cơ bản trong Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí
đi vay”.
Chi phí đi vay:
Lãi tiền vay và các chi phí khác phát
sinh liên quan đến các khoản vay của doanh nghiệp.
Chi phí đi vay bao gồm:
Lãi tiền vay ngắn hạn,
lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các
khoản thấu chi; Phần phân bổ các khoản chiết
khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến
BẢNG 1: QUY ĐỊNH VỀ VỐN HÓA CHI PHÍ ĐI VAY
Thông tư 200/2014/TT-BTC
Chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay
Theo điểm g Khoản 1 Điều 54 Thông tư 200/2014/TT-BTC
quy định: Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải
tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa
lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng tài sản cố
định, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới
12 tháng;
- Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc
thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả
trường hợp đối với khoản vay riêng. Ví dụ: Nhà thầy xây lắp
vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng,
công ty đóng tàu theo hợp đồng cho chủ tàu...
Theo đoạn 07, chi phí đi vay sẽ được vốn hóa khi: Chi phí đi vay liên
quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng, hoặc sản xuất tài sản dở
dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá), khi có đủ
các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.
Theo đoạn 03, tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu
tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời
gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích
định trước hoặc để bán.
Theo đoạn 05. Ví dụ: Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu
tư xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao
đưa vào sản xuất, sử dụng; sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản
xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài trên 12 tháng.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...82
Powered by FlippingBook