TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
53
ưu thế và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Yếu
tố này trở nên quan trọng trong điều kiện xây dựng nền
kinh tế mở, tăng cường mở rộng các quan hệ kinh tế
quốc tế, hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế
giới. Đó là các yếu tố phải tính đến trong định hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và hội
nhập trong giai đoạn hiện nay.
Bốn là,
môi trường thể chế. Đây được coi là yếu tố
cơ sở cho quá trình xác định và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Môi trường thể chế thường gắn bó chặt chẽ
với thể chế chính trị và đường lối xây dựng kinh tế.
Nói cách khác, quan điểm đường lối chính trị nào
sẽ có môi trường thể chế chính trị đó. Trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cho dù định hướng
chuyển dịch theo hướng nào) thì Nhà nước đóng vai
trò quyết định trong việc hoạch định chiến lược, định
hướng phát triển, định hướng phân bổ nguồn lực và
đầu tư theo ngành, theo vùng lãnh thổ.
Năm là,
nguồn vốn đầu tư được tích lũy trong xã hội
nhằm tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn của nền kinh tế.
Nguồn vốn đầu tư bao gồm: Vốn đầu tư trong nước
(vốn của các doanh nghiệp trong nước, vốn từ ngân
sách nhà nước, vốn huy động trong dân cư) và vốn
đầu tư nước ngoài (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
và vốn đầu tư gián tiếp). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Hà Nam lần thứ XIX đã xác định mục tiêu tăng
trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 đạt mức 10%/năm;
Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 80,9
triệu đồng/năm (khoảng 3.500 USD). Để đạt được mục
tiêu trên cả giai đoạn phải thu hút nguồn vốn là 177.000
- 180.000 tỷ đồng, tăng bình quân 15,4%/năm. Kinh
nghiệm cho thấy, con đường tất yếu để có thể đưa nền
kinh tế của Tỉnh tăng trưởng nhanh với tốc độ mong
muốn là tăng cường đầu tư vào khu vực công nghiệp
và dịch vụ nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở hai khu
vực này. Trong khi đó, đối với các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp, do những hạn chế về đất đai và khả năng
sinh học, để đạt tốc độ tăng trưởng cao (9 – 10%) là rất
khó khăn. Như vậy, chính đầu tư là yếu tố quyết định
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của kinh tế địa
phương. Đầu tư làm tăng số lượng và năng suất của
các nguồn sản xuất, nâng cao năng suất lao động thông
qua đổi mới công nghệ và kỹ thuật. Đây sẽ là nhân tố
hàng đầu trong việc thúc đẩy tăng trưởng nói chung và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương nói riêng.
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1226/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;
2. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội tháng 4, nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 5/2016;
3. Một số trang web: mard.gov.vn, hanam.gov.vn, tapchiqptd.vn.
bộ khoa học và công nghệ cũng tạo ra những khả năng
sản xuất mới, mở rộng ngành nghề trong tỉnh và tăng
trưởng các ngành sản xuất chuyên môn hóa, đẩy nhanh
tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỷ trọng của
chúng trong tổng thể nền kinh tế.
Hai là,
nguồn lực và lợi thế so sánh của địa phương.
Đây chính là cơ sở để hình thành và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả. Việc
xác định các ngành mũi nhọn, các ngành cần ưu tiên
phát triển phải dựa trên cơ sở xác định lợi thế so sánh
và các nguồn lực (cả trong và ngoài nước có khả năng
khai thác) để chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển
các ngành mà tỉnh Hà Nam có lợi thế và có điều kiện
phát triển mới tạo đà hội nhập, tham gia có hiệu quả
vào phân công lao động quốc tế cũng như chuỗi giá
trị toàn cầu. Tài nguyên thiên nhiên (như khoáng sản,
lâm hải sản, nguồn nước...) và các điều kiện tự nhiên
(như khí hậu, thời tiết...) phong phú và thuận lợi tạo
điều kiện phát triển các ngành công nghiệp du lịch,
ngư nghiệp, nông nghiệp... song, việc khai thác các
yếu tố này phục vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan. Ởmỗi một giai đoạn phát triển, người ta
thường tập trung khai thác các tài nguyên có lợi thế,
trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường
lớn và ổn định... Do đó, sự đa dạng và phong phú của
tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên có
ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, là nhân tố phải tính đến trong quá
trình hoạch định chiến lược cơ cấu của tỉnh Hà Nam.
Ba là,
cơ cấu dân số lao động. Dân số lao động
cũng được xem là nguồn lực quan trọng cho phát
triển kinh tế của tỉnh Hà Nam. Sự tác động của nhân
tố này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong tỉnh được xem xét trên các mặt chủ
yếu như sau:
- Kết cấu dân cư và trình độ dân trí, khả năng tiếp
thu khoa học kỹ thuật mới... là cơ sở quan trọng để
phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các
ngành đang hoạt động; là nhân tố thúc đẩy tiến bộ
khoa học - kỹ thuật trong sản xuất của các ngành
kinh tế quốc dân.
- Quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của
họ có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu
cầu thị trường. Đó là cơ sở để phát triển các ngành
công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.
- Sự phát triển của các ngành nghề truyền thống
trong công nghiệp cũng như trong các ngành kinh tế
khác thường gắn liền với tập quán, truyền thống, phong
tục củamột địa phương. Sự phát triển và sự chuyển hóa
của các nghề này gắn liền với các sản phẩm độc đáo, có
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...82
Powered by FlippingBook