TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2016
51
Tuy nhiên, phân cấp thu NSĐP ở Ninh bình hiện
nay cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được xem xét.
Cụ thể: (i) Cơ chế phân chia thuế trong quy định phân
cấp thu ngân sách hiện nay còn đơn giản, chưa căn
cứ vào bản chất khoản thu ngân sách; (ii) Phân chia
nguồn thu chủ yếu dựa trên kết quả thu NSNN đạt
được của giai đoạn trước nhưng chưa xem xét đến
hiệu quả sử dụng nguồn thu. Tính tự chủ trong NSNN
ở cấp huyện và xã còn rất hạn chế. Tại Ninh Bình hiện
nay, cả ngân sách huyện và ngân sách xã hiện nay số
trợ cấp bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách
cấp dưới đều chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy sự phụ
thuộc của ngân sách cấp dưới vào ngân sách cấp trên
là rất lớn. Năm 2015 trong tổng chi ngân sách huyện có
64% là từ nguồn ngân sách cấp tỉnh, trong đó trợ cấp
bổ sung cân đối là 20%, trợ cấp bổ sung có mục tiêu là
44%; trong tổng chi ngân sách cấp xã có 77% từ nguồn
ngân sách cấp huyện, trong đó trợ cấp bổ sung cân đối
là 29%, trợ cấp bổ sung có mục tiêu 48%.
Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp chưa thật
phù hợp. Với điều kiện tỉnh Ninh Bình nhận trợ cấp bổ
sung cân đối từ ngân sách trung ương, qua kết quả thực
hiện thu, chi ngân sách giai đoạn 2004-2015, qua 3 thời
kỳ ổn định ngân sách, cho thấy nguồn thu ngân sách cả
3 cấp ngân sách được hưởng không đáp ứng nhu cầu
chi, số bổ sung ngân sách từ cấp trên đạt tỷ trọng cao,
khả năng cân đối ngân sách còn thấp. Tại cấp huyện,
cấp xã để đảm bảo cân đối thu chi ở cấp mình thì lại
phải nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên. Từ đó có thể
khẳng định, cơ chế phân cấp nguồn thu giữa các cấp
chính quyền địa phương chưa đảm bảo đủ nguồn để
hạn chế được việc phải bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Như vậy, từ khi thực hiện Luật NSNN năm 2002
đến nay, qua 3 thời kỳ ổn định ngân sách quy định
về phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phần trăm phân chia
giữa các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình đã làm cơ sở quan trọng để tỉnh tổ chức
thực hiện thu ngân sách đạt kết quả tốt. Tuy nhiên,
phân cấp NSĐP tại Tỉnh vẫn còn những hạn chế cần
tiếp tục được hoàn thiện nhằm động viên chính quyền
địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo trong
quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn thu, chủ động
cân đối ngân sách, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm
vụ chi NSĐP.
Tài liệu tham khảo:
1. VũSỹCường(2013),ThựctrạngvàmộtsốgợiýchínhsáchphâncấptạiViệtNam,
Tạp chí Tài chính số 05 (583);
2. Nguyễn Văn Hào, Chủ nhiệm đề tài (2014), Hoàn thiện phân cấp ngân sách gắn
với s a đổi Luật NSNN cho thời kỳ mới, Đề tài khoa học cấp Bộ Tài chính;
3. Vũ Nh Thăng, Lê Thị Mai Liên (2013), Bàn về phân cấp ngân sách ở Việt Nam,
Tạp chí Tài chính số 05 (583).
tỉnh 30%, cấp huyện 30%, cấp xã 40%;
- Với khoản thu từ tiền sử dụng đất thì tỉnh có quy
định tỷ lệ phân chia rõ ràng giữa các cấp ngân sách.
Giai đoạn 2011-2015 số tiền sử dụng đất thu được từ
giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất sau khi trừ đi chi
phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng không vượt quá 35%; Trích
15% để lập Quỹ phát triển đất; Số còn lại nộp vào
NSNN được tính bằng 100% và thực hiện phân chia
giữa ngân sách các cấp tùy đơn vị.
Thực trạng thu theo phân cấp ngân sách
tại Ninh Bình
Quy định về phân cấp thu NSĐP giai đoạn vừa
qua đã có tác động mạnh đến quy mô và cơ cấu thu
NSĐP ở tỉnh Ninh Bình. Hình 1 cho thấy, tốc độ tăng
quy mô ngân sách cấp tỉnh rất nhanh và các giai đoạn
ổn định ngân sách sau 2007-2010, 2011-2015 tăng cao
hơn so với giai đoạn 2004-2006, song tốc độ tăng quy
mô ngân sách của ngân sách huyện thấp, đặc biệt của
ngân sách xã rất thấp.
Chính sách phân cấp thu NSNN đã đạt được một
số kết quả:
Thứ nhất,
phân cấp thu khuyến khích địa phương
nỗ lực tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu
NSNN ở các cấp có sự khác biệt. Số thu NSNN của cấp
huyện và cấp xã tăng chậm dẫn đến cơ cấu thu NSĐP
có sự thay đổi lớn, khi ngân sách xã chỉ còn có số thu
(2015) khoảng 6% tổng thu NSĐP so với tỷ lệ 18% vào
năm 2005.
Thứ hai,
khuyến khích cấp huyện, cấp xã trong tỉnh
chủ động bồi dưỡng nguồn thu. Việc cho phép các đơn
vị hưởng 100% số thu thuế GTGT, thuế thu nhập từ
các hộ kinh doanh cho cấp xã đã khuyến khích chính
quyền các địa phương chủ động bồi dưỡng nguồn
thu, từng bước huy động được số thu lớn hơn để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của địa phương.
Thứ ba,
tăng tính tự chủ trong quản lý thu NSNN ở
địa phương. Với quy định tăng cường phân cấp nguồn
thu và tỷ lệ % phân chia cho cấp huyện, cấp xã đã làm
cho số thu ngân sách cấp huyện, cấp xã được hưởng
theo phân cấp tăng nhanh qua các năm. So sánh mốc
các năm cuối của từng thời kỳ ổn định ngân sách cho
thấy: Số thu ngân sách cấp huyện được hưởng theo
phân cấp năm 2015 đã tăng gấp 2 lần so với số thu
năm 2011 và tăng gấp 6,4 lần năm 2007. Đối với cấp xã,
số thu được hưởng theo phân cấp năm 2015 tăng gấp
1,3 lần so với năm 2010 và tăng gấp 2,6 lần so với năm
2006. Số thu ngân sách cấp huyện, cấp xã tăng đều ở
cả các khoản thu được hưởng 100% và các khoản thu
phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách chính
quyền địa phương.
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...82
Powered by FlippingBook