TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 50

52
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
vẫn giữ được ổn định, tăng trưởng với tốc độ khá cao,
bình quân 5 năm trên 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
tích cực (tỷ trọng công nghiệp - xây dựng: 58%, dịch
vụ: 29,4%, nông lâm nghiệp: 12,6%). GDP bình quân
đầu người đạt 42,33 triệu đồng/năm, vượt chỉ tiêu đề
ra, tương đương mức bình quân chung của cả nước.
Năm 2015, số liệu thống kê cho thấy, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế vẫn khá quan, cụ thể: Lĩnh vực nông,
lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Hà Nam đạt 16%, công
nghiệp, xây dựng đạt 56,7%, dịch vụ đạt 27,3%. Riêng
4 tháng đầu năm 2016, chỉ số sản xuất công nghiệp
tăng 13,15% so với cùng kỷ năm 2015, tổng mức bán
l hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5.218,4 tỷ
đồng, tăng 20.29% so với cùng kỳ năm ngoái; Giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt 364,1 triệu USD, tăng 23,5%
so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Hà Nam
Việc xác định các yếu tố tác động đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ góp phần quan trọng
trong việc giúp tỉnh Hà Nam tiếp tục có những bước
đi, chiến lược phát triển đúng đắn trong thời gian
tới. Nhìn lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có
thể thấy tỉnh Hà Nam chịu sự tác động của các yếu
tố cơ bản sau:
Một là,
tiến bộ khoa học - công nghệ và khả năng
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Yếu tố này
ảnh hưởng sâu sắc đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh Hà Nam. Tiến bộ khoa học và công nghệ một
mặt làm xuất hiện nhiều loại nhu cầu mới, tác động
đến sự thay đổi số lượng, tăng mức nhu cầu của ngành
này hay ngành khác, làm thay đổi tốc độ phát triển và
mối tương quan tốc độ phát triển giữa các ngành. Tiến
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020, Chính phủ yêu cầu
tỉnh Hà Nam phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và
bền vững; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng
và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Theo đó, mục tiêu tổng quát đặt ra là xây dựng Hà
Nam đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội nhanh, hiệu quả, bền vững. Trong đó, chú trọng
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; thu nhập
bình quân đầu người đến năm 2020 phấn đấu vượt
mức trung bình của Vùng Đồng bằng sông Hồng;
Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu thời kỳ phát triển
tiếp theo; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân... Cụ thể, tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt
14,2%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 13,5%/
năm và đạt 15% giai đoạn 2016-2020. Tỷ trọng công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế
của Tỉnh vào năm 2015 là 54,8%, 32%, 13,2% và đến
năm 2020 là 58,6%, 33,2%, 8,2%.
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển mình
mạnh mẽ của nền kinh tế cả nước theo cơ chế thị
trường trong thời kỳ hội nhập, cơ cấu kinh tế của
tỉnh Hà Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Trong
giai đoạn từ năm 2010-2015, dù có nhiều khó khăn,
thách thức nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam
CÁC YẾUTỐTÁC ĐỘNGĐẾNQUÁ TRÌNH CHUYỂNDỊCH
CƠ CẤUKINHTẾ TẠI TỈNHHÀNAM
ThS. ĐINH QUỐC TUYỀN
- Đại học Lao động Xã hội
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác
định là con đường tất yếu để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển và trở thành
một quốc gia văn minh, hiện đại. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh
tế cả nước, cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển ổn
định của kinh tế - xã hội địa phương.
Từ khóa: Chuyển dịch, cơ cấu kinh tế, nông nghiệp, dịch vụ, tăng trưởng.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...82
Powered by FlippingBook