24
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
lao động di chuyển giữa các quốc gia, bên cạnh
việc mang theo kiến thức, kỹ năng, sức lực để sáng
tạo giá trị còn mang theo cả phong tục, tập quán,
lối sống, do đó rất dễ gây nên tính phức tạp trong
quản lý di cư cũng như làm phát sinh các vấn đề
xã hội. Đồng thời, lao động nhập cư còn gây ra tình
trạng căng thẳng về việc làm tại nước tiếp nhận
cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Vì
vậy, việc mở cửa thị trường lao động phản ánh
trình độ hội nhập cao hơn so với hội nhập về hàng
hóa, dịch vụ hay vốn đầu tư. Nó cho thấy trình độ
cao trong quản lý di cư của cả quốc gia xuất cư và
quốc gia nhập cư.
Mặc dù chưa có các tiêu chuẩn thống nhất
trong tất cả các nước ASEAN về thị trường lao
động nhưng chắc chắn đây phải là thị trường của
những người có chứng chỉ nghề nghiệp hoặc bằng
cấp được các nước ASEAN công nhận. Mức độ
lành nghề hay tính chuyên nghiệp sẽ được đặt lên
hàng đầu và đây được xem là một trong những rào
cản kỹ thuật lớn nhất đối với thị trường lao động
ASEAN.
Lợi ích từ việc hình thành thị trường lao động
có tay nghề hay kỹ năng cao trong AEC bao gồm:
Thứ nhất,
tạo việc làm cho người lao động có
tay nghề trong ASEAN. Các số liệu cho thấy, tỷ lệ
thất nghiệp của các nước khá cao. Trừ Campuchia,
Thái Lan tỷ lệ thất nghiệp dưới 1% và Lào ở mức
1,4%, các nước còn lại trong đó có Việt Nam tỷ lệ
thất nghiệp từ 2-4%, cá biệt Indonesia khoảng 6%
và Philippines khoảng 7% (Bảng 2). Áp lực về việc
làm là động lực để lao động di chuyển nội khối.
Đồng thời, khoảng cách địa lý gần nhau giữa các
nước ASEAN, mức độ hiểu biết lẫn nhau khá lớn,
tính tương đồng khá lớn về văn hóa, tiếp cận thuận
lợi cũng là động lực thúc đẩy di chuyển lao động.
Thứ hai,
lao động không có kỹ năng sẽ không
được di chuyển tự do, cho nên quy định về di
chuyển tự do lao động có kỹ năng giữa các nước
ASEAN tạo ra một phân khúc thị trường lao động
khá hẹp và có sự sàng lọc đáng kể đối với lao động
di chuyển. Với quy định này, lao động thiếu kỹ
năng ít có cơ hội tìm việc làm ở các nước ASEAN
và đây là áp lực buộc phải đổi mới quá trình đào
tạo tay nghề, trang bị kỹ năng cũng như đổi mới hệ
thống giáo dục, đào tạo theo đúng yêu cầu của thị
trường lao động ASEAN. Trong dài hạn, chắc chắn
có sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu lực lượng lao
động, đặc biệt là khả năng tăng tỷ trọng lao động
qua đào tạo của các nước ASEAN.
Thứ ba,
lợi ích thu được của các quốc gia từ việc
di chuyển này sẽ gia tăng rất lớn vì lao động có kỹ
năng cạnh tranh, tạo khả năng năng cao năng suất
lao động, cải thiện đáng kể chất lượng công việc
cũng như làm giảm chi phí lao động có kỹ năng.
Thứ tư,
tạo áp lực để các nước thành viêc hoàn
Bảng 1: Nội dung của AEC
A. Một thị trường thống
nhất và một cơ sở sản xuất
A1. Di chuyển hàng hóa tự do
A2. Di chuyển dịch vụ tự do
A3. Di chuyển đầu tư tự do
A4. Di chuyển vốn tự do
A5. Di chuyển tự do lao động
có kỹ năng
A6. Các lĩnh vực hội nhập ưu
tiên
A7. Thực phẩm, nông nghiệp
và lâm nghiệp
B. Một khu vực kinh tế cạnh
tranh
B1. Chính sách cạnh tranh
B2. Bảo vệ người tiêu dùng
B3. Quyền sở hữu trí tuệ
B4. Thuế khóa
B5. Thương mại điện tử
C. Phát triển kinh tế đồng
đều
C1. Phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa
C2. Sáng kiến hội nhập ASEAN
D. Hội nhập kinh tế toàn cầu
D1. Tăng cường phát triển các
quan hệ kinh tế đối ngoại
D2. Tham gia tích cực vào
chuỗi cung ứng toàn cầu
Nguồn: Ban thư ký ASEAN
BẢNG 2: TỶ LỆ THẤT NGHIỆP CÁC NƯỚC ASEAN (%)
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Campuchia
1,3
0,8
0,5
0,2
0
0,4
0,3
0,2
0,3
Thái Lan
1,3
1,2
1,2
1,2
1,5
1
0,7
0,7
0,8
Lào
1,4
1,4
1,4
1,4
1,4
1,4
1,4
1,4
1,4
Việt Nam
2,1
2,3
2,3
2,4
2,3
2,3
2
1,8
1,9
Singapore
4,1
3,6
3
3,2
4,3
3,1
2,9
2,8
3,1
Malaysia
3,5
3,3
3,2
3.3
3,7
3,4
3,1
3,3
3,2
Myanmar
3,4
3,4
3,4
3,6
3,6
3,5
3,5
3,4
3,5
Bruney
3,2
3,2
3,2
3,2
3,5
3,7
3,7
3,8
3,7
Indonesia
11,2
10,3
9,1
8,4
7,9
7,1
6,6
6,6
6
Phillipines
7,7
8
7,4
7,3
7,5
7,3
7
7
7,3
Nguồn: Tổ chức Lao động thế giới (ILO)