36
Yêu cầu đổi mới cơ chế
Sau hơn 7 năm thực hiện Nghị định số 43/2006/
NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo ra nhiều
chuyển biến tích cực tại các đơn vị sự nghiệp công
lập trên cả nước. Sự ra đời của Nghị định này đã
tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị sự nghiệp
quản lý chi tiêu tài chính hiệu quả; huy động được
sự đóng góp của cộng đồng xã hội cho phát triển
hoạt động sự nghiệp; thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp
công chủ động năng động và sáng tạo hơn trong
các hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công;
mở rộng hoạt động, tăng nguồn thu sự nghiệp, tạo
nguồn tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
Nghị định 43/2006/NĐ-CP cũng đã bộc lộ nhiều
tồn tại, hạn chế, không phù hợp với thực tiễn. Điển
hình là việc cấp phát ngân sách nhà nước (NSNN)
còn bình quân, chưa gắn kết giao nhiệm vụ cho
đơn vị theo số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp
công tương ứng với giao kinh phí; các đơn vị vẫn
còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào bao cấp của Nhà
nước, không khuyến khích đơn vị tăng thu, giảm
chi NSNN cấp, không tạo động lực đổi mới đối với
đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, một số
sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước
vẫn duy trì chính sách định giá thấp hơn chi phí
cần thiết cung cấp dịch vụ... dẫn đến Nhà nước hỗ
trợ qua giá đối với tất cả các đối tượng sử dụng
dịch vụ sự nghiệp công, không phân biệt đối tượng
giàu, nghèo, có mức thu nhập khác nhau.
Việc giao quyền tự chủ tài chính chưa khuyến
khích các đơn vị để có đủ điều kiện phấn đấu tự
chủ mức độ cao hơn (như tự chủ cả về chi thường
xuyên và chi đầu tư). Việc phân bổ kinh phí NSNN
vẫn thực hiện theo định mức chung, chưa thực sự
gắn kết giữa giao nhiệm vụ (theo số lượng, khối
lượng dịch vụ sự nghiệp công) tương ứng với giao
kinh phí; chưa khuyến khích đúng mức các đơn
vị tăng thu, giảm chi NSNN cấp; chưa xác định
nguồn thu từ NSNN cũng là nguồn thu của đơn vị
để giao quyền tự chủ; các đơn vị chưa hạch toán
đầy đủ chi phí, theo đó chưa tạo được động lực
đổi mới đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Một số
sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công Nhà nước vẫn
duy trì chính sách định giá thấp hơn chi phí cần
thiết cung cấp dịch vụ (như học phí, giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh…), nên dẫn đến một số hệ
lụy là: Bao cấp qua giá đối với tất cả các đối tượng
sử dụng, không phân biệt khả năng chi trả, từ đó
tạo ra sự mất công bằng trong xã hội. Các đơn vị sự
nghiệp công không thể hạch toán đầy đủ chi phí,
có tích lũy để tái đầu tư phát triển, nâng cao khả
năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công một cách
bền vững; gánh nặng chi NSNN cho khu vực sự
nghiệp công ngày càng tăng (do tăng số lượng đơn
vị, tăng biên chế, tăng chính sách chế độ…), là một
trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ cải
cách tiền lương. Đặc biệt, việc định giá một số loại
dịch vụ công ở mức thấp đã hạn chế sức hấp dẫn
các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư
cung ứng dịch vụ công.
NGHỊ ĐỊNH16/2015/NĐ-CP: GIẢI QUYẾTBAVẤNĐỀ CỐT LÕI
CỦAĐƠNVỊ SỰNGHIỆPCÔNGLẬP
TS. PHẠM THỊ VÂN ANH
Ngày 14/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này quy định các nguyên tắc, quy định chung về
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông và báo chí, khoa học và công nghệ,
sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Với những quy địnhmới, các đơn vị sự nghiệp công lập
đang kỳ vọng sẽ được tiếp thêm động lực để phát triển khi quyền tự chủ được tăng thêm.
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH