28
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
nền kinh tế khi gia nhậpAEC, Chính phủ Indonesia đã
thành lập một Ủy ban đặc biệt với đại diện của chính
quyền Trung ương và chính quyền các cấp cơ sở, doanh
nhân, nghiệp đoàn lao động và các chuyên gia. Mục
tiêu của Ủy ban này là xác định những ngành công
nghiệp cần phải được tăng cường trước khi AEC ra đời
vào năm 2015, cũng như xem xét và tiến hành một số
biện pháp hỗ trợ cho ngành công nghiệp trong nước.
Ngoài ra, trong kế hoạch hội nhập quốc tế Indonesia,
Chính phủ nước này xác định việc tăng cường hợp tác
xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các nước ASEAN là yếu
tố tiên quyết. Tuyến đường sắt xuyên Đông NamÁ sẽ
được hoàn thành vào năm 2015, nối liền Singapore -
Malaysia - Thái Lan - Campuchia - Việt Nam - Trung
Quốc (Côn Minh) là một ví dụ tiêu biểu trong chiến
lược này của Indonesia.
Tuy vậy, vấn đề cạnh tranh nội khối vẫn là một
trong những lo lắng của Chính phủ Indonesia. Lo ngại
về viễn cảnh thị trường trong nước bị hàng hóa ngoại
ngập tràn, với tình trạng nhập siêu tiếp diễn trong mấy
năm gần đây nên Chính phủ Indonesia đang xem xét
khả năng tăng cường các biện pháp bảo hộ ngành sản
xuất nội địa. Thêm vào đó, Indonesia cho đến nay vẫn
chưa phê chuẩn Hiệp định đa phương ASEAN về tự
do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hàng không do muốn
ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, nhất
là từ Malaysia, Singapore và Thái Lan xâm lấn vào
ngành hàng không nội địa của mình. Việc Indonesia
không tham gia sẽ khiến một thị trường hàng không
chung với tên gọi “Bầu trời mởASEAN” khó trở thành
hiện thực.
Philippines:
Philippines là nước khởi động sớm
nhất đàm phán giảm bớt gánh nặng thuế quan trên
hầu hết các mặt hàng và dịch vụ với các nước trong
khối ASEAN để tiến dần tới mục tiêu thuế quan 0%
vào năm 2015. Trọng tâm trong kế hoạch hội nhập của
Chính phủ Philipines là cải thiện tính cạnh tranh của
nền kinh tế đi đôi với việc tăng cường thể chế và môi
trường pháp lý, nhằm giảm bớt chi phí hoạt động kinh
doanh và đưa Philippines trở thành một địa điểm hấp
dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia.
Để tăng cường nhận thức của xã hội và đặc biệt
hỗ trợ khối DN chuẩn bị cho tiến trình gia nhập AEC,
Chính phủ Philippines đã thực hiện dự án “phủ sóng
thông tin” về AEC. Trong hai năm gần đây, Chính phủ
đã tổ chức 140 hội thảo tổ chức theo chủ đề “Làm ăn
trong khu vực tự do mậu dịch” với gần 13.000 DN
tham dự. Bên cạnh đó, có 15 hội nghị quy mô lớn
được Chính phủ tổ chức riêng cho nhóm ngành được
ưu tiên phát triển trong khối. Ngoài ra, Chính phủ tổ
chức 23 chương trình huấn luyện dài hạn bao gồm cả
việc phổ biến về những FTA khác với Nhật Bản, châu
Âu, hay Hàn Quốc.
Chính phủ Philippines đã phê duyệt bản Kế hoạch
chiến lược công nghiệp mới nhằm tận dụng những
ưu thế của quá trình toàn cầu hóa cũng như tiến trình
gia nhập AEC. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ
và các DN Philippines đã thống nhất tập trung vào
việc cải thiện và tái cấu trúc khu vực sản xuất, trong
đó chiến lược của DN phải được xây dựng trên viễn
cảnh triển khai hoạt động toàn cầu với thị trường là
toàn bộ khu vực ASEAN. Ngoài ra, Chính phủ nước
này cũng hợp tác với các DN hàng đầu để xây dựng
24 bản kế hoạch phát triển dài hạn, nhằm xác định
các khoảng trống trong quản trị, nhân lực và chất
lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh
của các DN.
Singapore:
Trong số các quốc gia ASEAN thì
Singapore là nước có tỷ lệ hoàn thành các cam kết hội
nhập cao nhất với 91%, trong đó 86%DN Singapore đã
chuẩn bị sẵn sàng trước những cơ hội và thách thức khi
tham gia vào AEC. Với tư cách là quốc gia phát triển
nhất tại khu vực, Singapore chắc chắn sẽ là đầu tàu
của ASEAN trong cạnh tranh toàn cầu khi AEC 2015
hình thành.
Chính phủ Singapore đã xây dựng một chiến lược
tổng thể để gia tăng tính cạnh tranh của mình để
chuẩn bị cho tiến trình gia nhập AEC, lấy trọng tâm
là xây dựng kỹ năng, đổi mới công nghệ và gia tăng
năng suất lao động. Chính phủ Singapore đã hỗ trợ
tài chính cho hơn 1.500 DN để nâng cấp hoạt động,
cũng như mở rộng sự hiện diện của các DN nhỏ và
vừa trong khu vực ASEAN. Singapore cùng với các
nước ASEAN-6 từ lâu đã chủ động dỡ bỏ những hàng
rào thuế quan và hiện nay đã sẵn sàng tận dụng những
cơ hội mà mức thuế thấp khi tham gia AEC mang tới.
Cùng với Malaysia, Singapore là hai quốc gia đặt trọng
tâm vào việc phát triển và mở rộng hoạt động của hệ
thống ngân hàng.
Các nước khác:
So với các nướcASEAN-6 thì các nước
Campuchia, Lào vàMyammar chưa hoàn toàn sẵn sàng
cho tiến trình gia nhập AEC. Tuy nhiên, Chính phủ
những nước này cũng đã ban hành nhiều chính sách
Trong thực hiện kế hoạch tổng thể xây dựng
AEC, thông thường Việt Nam đạt từ 85 - 90%
các camkết hội nhập và luôn nằm trong top cao
nhất của ASEAN. Gần đây nhất, trong kỳ rà soát
tháng 10/2014, Việt Nam cùng với Singapore
đã hoàn thành khoảng 90% kế hoạch tổng thể.
Trong khi đó, mức bình quân chung của các
nước ASEAN mới đạt khoảng 82,1%.