Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
27
Những bước chuẩn bị gia nhập AEC
Kể từ khi có kế hoạch xây dựng Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) vào năm 2003, các quốc gia đã có động
thái chuẩn bị tích cực để sẵn sàng khi cộng đồng này
chính thức thành lập.
Thái Lan được đánh giá là nước tích cực nhất trong
việc nâng cao ý thức của người dân tham gia AEC.
Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh quảng bá thông tin
về các vấn đề liên quan đến quá trình hội nhập AEC
khi triển khai phong trào tìm hiểu về các nước thành
viên ASEAN trong cộng đồng dân cư nhất là học sinh,
sinh viên. Cụ thể như: Chương trình học tập của học
sinh phổ thông được bổ sung những nội dung liên
quan đến ASEAN hay trường học treo cờ ASEAN và
học sinh tiểu học được học nhận biết các lá cờ của các
nước ASEAN. Chính phủ nước này đã tiến hành tập
huấn và đào tạo cho hơn 7.000 DN kiến thức cơ bản
trong cạnh tranh kinh doanh, cung cấp thông tin cụ thể
và chi tiết các lĩnh vực xuất nhập khẩu của từng nước
thành viên ASEAN, đánh giá các điểm mạnh và điểm
yếu của các đối thủ cạnh tranh chính mà DN sẽ phải
đối mặt khi tham gia AEC.
Tuy nhiên, những biến động về chính trị gần đây
của Thái Lan cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện những
mục tiêu tái thiết nền kinh tế và chuẩn bị để nước này
tham gia AEC trong năm 2015 theo như cam kết mới
công bố gần đây của Chính phủ Thái Lan. Thêm vào
đó là khả năng chảy máu chất xám khi lao động lành
nghề nước này sẽ đi tìm những công việc có thu nhập
cao hơn ở Singapore và Malaysia khi AEC cho phép
luân chuyển tự do lao động trong khu vực.
Malaysia:
Tính đến thời điểmnăm2014, Malaysia đã
thực hiện gần 88% các biện pháp theo kế hoạch chi tiết
về AEC. Theo đó, Chính phủ Malaysia tập trung vào
mục tiêu xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc di chuyển của lao động lành
nghề, dịch vụ chuyên nghiệp và thúc đẩy đầu tư trong
nội khối ASEAN. Để hỗ trợ gia tăng lợi thế cạnh tranh,
Chính phủ Malaysia khuyến khích các DN nhỏ và vừa
tổ chức các hội trợ hàng năm giới thiệu sản phẩm và
công nghệ của khu vực này. Đặc biệt trong lĩnh vực
ngân hàng, các ngân hàng Malaysia không những có
kế hoạch củng cố thị phần trong nước mà còn rất tích
cực mở rộng phạm vi hoạt động của mình ở các nước
thành viênASEAN khác. Đơn cử là việc sáp nhập giữa
CIMB Bank, RHB Bank và Malaysian Building Society
để tạo ra một ngân hàng lớn hơn cả Maybank - hiện
đang là ngân hàng lớn nhất Malaysia.
Với chủ đề “Người dân của chúng ta, cộng đồng
của chúng ta, tầm nhìn của chúng ta”, Malaysia - Nước
chủ tịchASEAN năm 2015 đã đưa ra một chương trình
hành động khá tham vọng trong đó có một số trọng
tâm bao gồm: xây dựng cộng đồng ASEAN lấy người
dân làm trung tâm, thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các
biện pháp đề ra trong lộ trình xây dựng cộng đồng, xây
dựng tầm nhìn cộng đồng ASEAN sau năm 2015. Bên
cạnh việc tiếp tục tiến tới các mục tiêu AEC, Malaysia
sẽ thúc đẩy quá trình đàm phán thỏa thuận Đối tác
kinh tế khu vực toàn diện (RCEP), tập trung củng cố
và hoàn thiện các cơ chế của ASEAN. Tuy vậy, vẫn có
những câu hỏi đặt ra về việc liệu Malaysia có đủ uy tín
và nguồn lực để hiện thực hóa các mục tiêu đầy tham
vọng của mình hay không.
Indonesia:
Chính phủ nước này đã thực hiện nhiều
biện pháp để thúc đẩy quá trình tham gia AEC xuất
phát từ những lợi ích rõ rệt mà AEC sẽ mang lại cho
quốc gia đông dân nhất khối ASEAN.
Để hỗ trợ và tăng cường năng lực cạnh tranh của
QUÁ TRÌNH CHUẨNBỊ
GIANHẬPAECCỦACÁCNƯỚCASEAN
TS. TRẦN THỊ VÂN ANH -
Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
2015 là năm ghi dấu ấn quan trọng thể hiện sự cam kết của các nước ASEAN trong quá
trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Đây là một bước mở đầu trong trong tiến
trình hướng tới một Cộng đồng kinh tế hiệu quả. Để tham gia vào cộng đồng kinh tế này,
các quốc gia đã chuẩn bị hành trang gì?
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...86
Powered by FlippingBook