Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 36

38
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
phải được thực hiện từng bước theo lộ trình và tính
toán đến tác động của lộ trình giá thị trường đối
với các dịch vụ cũng như diễn biến của chỉ số giá
tiêu dùng CPI... Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ
trực tiếp của Nhà nước cần đảm bảo các đối tượng
chính sách, người nghèo được tiếp cận đầy đủ dịch
vụ thiết yếu với chất lượng dịch vụ, quy trình, thủ
tục... ngày càng được cải thiện.
Theo Nghị định mới, đơn vị được tự xác định
giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trường đối với
loại dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh
phí NSNN. Đối với loại dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị được quyết định
mức thu theo lộ trình tính giá do Nhà nước công
bố. Để tạo điều kiện cho các đơn vị có điều kiện
vươn lên nhanh hơn, Nghị định mới quy định,
căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị sự nghiệp
công được thực hiện trước lộ trình giá dịch vụ sự
nghiệp công.
Thứ hai, về phương thức bố trí dự toán ngân sách:
Để khắc phục việc cấp phát NSNN cho đơn vị sự
nghiệp còn mang tính bình quân, dẫn đến tình
trạng ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước, đồng thời
khuyến khích đơn vị tiết kiệm biên chế, Nghị định
16/2015/NĐ-CP đã có sự đổi mới mạnh mẽ. Theo
đó, Nghị định quy định chuyển từ giao dự toán
NSNN cho đơn vị sự nghiệp công sang thực hiện
phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ sự nghiệp công dựa trên cơ sở hệ thống
định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn
chất lượng của từng loại dịch vụ công. Căn cứ lộ
trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, cơ quan quản
lý cấp trên đặt hàng cung ứng dịch vụ công, đơn
vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và
chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên; đặt hàng, giao kinh phí hỗ trợ
từ NSNN đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo
đảm một phần chi thường xuyên. Tuy nhiên, thực
hiện phương thức bố trí dự toán cho các đơn vị sự
nghiệp theo kết quả đầu ra, các bộ, địa phương
phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh
tế - kỹ thuật và tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời phải chú trọng
đến công tác giám sát, đánh giá kết quả, hiệu quả
thực hiện hợp đồng, đặc biệt là đánh giá độc lập từ
bên thứ 3 để đảm bảo tính khách quan, công khai
minh bạch, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và
hiệu quả chi NSNN.
Mặt khác, Nghị định cũng cho phép các đơn
vị sự nghiệp được chủ động sử dụng các nguồn
tài chính được giao tự chủ, bao gồm nguồn thu từ
hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (kể cả nguồn
NSNN đấu thầu, đặt hàng), nguồn thu phí theo
quy định được để lại chi và nguồn thu hợp pháp
khác, để chi thường xuyên.
Thứ ba, về trích lập các quỹ:
Thực tế triển khai
Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho thấy, sau khi trích
lập 25% vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp,
phần còn lại để chi trả thu nhập tăng thêm tại một
số đơn vị có sự khác biệt lớn hoặc tồn dư Quỹ
tương đối lớn. Do vậy, Nghị định 16/2015/NĐ-CP
quy định mức trích lập Quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp khác nhau tùy thuộc vào mức độ tự chủ
của đơn vị. Mức trích lập của đơn vị sự nghiệp
công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư,
đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên tối thiểu là
25% phần chênh lệch thu lớn hơn chi vào Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp, thấp hơn mức trích tối
thiểu 30% vào Quỹ đầu tư phát triển của doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn theo quy
định tại Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn
nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính
đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP,
đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động
được quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho
người lao động và đơn vị tự bảo đảm một phần
chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu
nhập trong năm nhưng tối đa không quá 02 lần
quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà
nước quy định. Về vấn đề này, Nghị định 16/2015/
NĐ-CP quy định mức trích Quỹ bổ sung thu nhập
có sự phân biệt giữa đơn vị tự chủ cao với các đơn
vị tự chủ thấp hơn nhằm khuyến khích các đơn
vị phấn đấu vươn lên tự chủ cao hơn, cụ thể cho
phép đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường
xuyên và chi đầu tư tự quyết định mức trích Quỹ
bổ sung thu nhập, song vẫn khống chế mức trích
tối đa đối với các đơn vị tự đảm bảo chi thường
xuyên và đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường
xuyên là không quá 3 lần và 2 lần quỹ tiền lương
ngạch, bậc, chức vụ và phụ cấp lương do Nhà nước
quy định.
“Mức trích lập của đơn vị sự nghiệp công tự
đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn
vị tự đảm bảo chi thường xuyên tối thiểu là
25% phần chênh lệch thu lớn hơn chi vào Quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp, thấp hơn mức
trích tối thiểu 30% vào Quỹ đầu tư phát triển
của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn” - Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...86
Powered by FlippingBook