TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
43
Mô hình nghiên cứu thực tế như sau:
LEVi,t = αi + βi,tPROFi,t + βi,tSIZEi,t + βi,tTAXi,t
+ βi,tGROWi,t + βi,tSTATEi,t + βi,tLIQUITi,t +
βi,tPLACEi,t + εi,t (*)
Trong đó:
αi: hệ số xác định của DN i;
LEVi,t: là cơ cấu vốn của công ty i ở năm t;
PROFi,: suất sinh lợi của công ty i ở năm t;
SIZEi,t: quy mô của công ty i ở năm t;
TAXi,t: thuế suất bình quân của công ty i ở năm t;
GROWi,t: tăng trưởng của công ty i ở năm t;
STATEi,t: cổ đông chi phối của công ty i ở năm t;
LIQUITi,t: thanh khoản (khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn) công ty i ở năm t;
LACEi,t: nơi niêm yết của công ty i ở năm t;
εi,t: sai số ngẫu nhiên.
Kết quả nghiên cứu, thảo luận
Ma trận tương quan
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong
mô hình hồi quy, ma trận tương quan và hệ số
nhân tử phóng đại phương sai được sử dụng. Ma
trận tương quan giữa các biến độc lập được trình
bày ở Bảng 2. Thông tin từ Bảng 2 cho thấy hệ số
tương quan cặp không cao (<0,35), nên ít có khả
năng tồn tại đa cộng tuyến trong mô hình nghiên
cứu.
Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng
Kết quả hồi quy Phương pháp bình phương
tối thiểu gộp (Pooled OLS) mô hình (*) chạy trên
phần mềm SPSS 18.0 được trình bày ở Bảng 3. Hệ
số xác định R2 = 0,72 cho biết, 72% biến động cơ
cấu vốn của các công ty khảo sát được giải thích
bởi các biến độc lập trong mô hình; bên cạnh đó,
giá trị thống kê F với mức ý nghĩa Sig.<0.01 cho
thấy, mô hình phù hợp và hệ số nhân tử phóng
đại phương sai (VIF) < 2,0 xác nhận không tồn tại
đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu. Hơn
nữa, hầu hết các yếu tố đều ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê ở mức 1% và 5%.
Suất sinh lợi có tác động tiêu cực tới cơ cấu
vốn của công ty. Kết quả phân tích phù hợp với
dự báo theo lý thuyết trật tự phân hạng, DN có
hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn sẽ sử
dụng nợ ít hơn hơn (Fama & French, 2002). Kết
quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu
của Titman and Wessels (1988), Rajan & Zingales
(1995), Shyam-Sunder and Myers (1999), Booth
và cộng sự (2001), Chen (2004), Huang & Song
(2006), Li và cộng sự (2009), Frank and Goyal
(2009), Hossain & Ali (2012) và Wang (2013).
Cũng như kết luận của Booth và cộng sự (2001),
suất sinh lợi (lợi nhuận trước thuế trên tài sản)
là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất tới cơ cấu vốn
của các công ty trong nghiên cứu này (hệ số hồi
quy bằng – 0,941).
Thuế là yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới cơ
cấu vốn, tuy trái với dấu kỳ vọng ảnh hưởng và
kết quả nghiên cứu của Booth và cộng sự (2001)
nhưng lại phù hợp với dự báo theo lý thuyết cân
bằng. Theo lý thuyết cân bằng, sử dụng nợ vay
mang lại lợi ích “lá chắn thuế”, do đó khuyến
khích DN sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn chủ
sở hữu (Myers, 2001; Fama & French, 2002; Frank
and Goyal, 2009).
Quy mô công ty có tác động tích cực tới cơ cấu
vốn. Kết quả nghiên cứu phù hợp với lập luận của
Titman and Wessels (1988) rằng, các công ty với
quy mô lớn thường đa dạng hóa nên rủi ro phá
sản thấp và do đó, có khả năng tiếp cận tín dụng
cao và sử dụng nhiều nợ trong cơ cấu vốn. Kết
quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Rajan & Zingales (1995), Booth và cộng sự (2001),
Chen (2004), Huang & Song (2006), Li và cộng sự
(2009), Frank and Goyal (2009) và Wang (2013).
Yếu tố tăng trưởng cũng có tác động tích cực
tới cơ cấu vốn. Theo Huang & Song (2006), công ty
có các cơ hội đầu tư sinh lợi cao sẽ ưu tiên sử dụng
nợ để tài trợ cho các cơ hội đầu tư đó. Lập luận
này cũng phù hợp với lý thuyết tín hiệu. Theo lý
thuyết này, một công ty có cơ hội đầu tư tốt sẽ cố
gắng tránh phát hành cổ phiếu mà gia tăng bất
kỳ vốn mới được yêu cầu nào bằng những hình
thức khác, kể cả sử dụng nợ quá mức cấu trúc
BẢNG 1: MÔ TẢ CÁC BIẾN VÀ DẤU KỲ VỌNG ẢNH HƯỞNG
Ký
hiệu
Tên biến
Cách tính
Dấu kỳ
vọng
Biến phụ thuộc
LEV
Cơ cấu vốn
Tổng nợ phải
trả/Tài sản
Biến độc lập
PROF
Suất sinh lợi
EBT/Tài sản
(-)
SIZE
Quy mô công ty Logarit tổng tài sản
(+)
TAX
Thuế suất
bình quân
Thuế phải nộp/EBIT
(-)
GROW
Tăng trưởng
Tăng trưởng doanh thu (+/-)
STATE
Cổ đông chi phối Nhà nước = 1, Khác = 0 (+/-)
LIQUIT
Thanh khoản Tài sản lưu động /
Nợ ngắn hạn
(-)
PLACE
Nơi niêm yết
HNX = 1; HOSE = 0
(+/-)
Nguồn: Tác giả tổng hợp