Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 27

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
29
thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài, gia tăng
uy tín và thương hiệu cho những sản phẩm của mình.
Ví dụ như: Chính phủ Campuchia tập trung phát triển
chính sách thương mại mở cửa để thu hút đầu tư, nới
lỏng luật đầu tư và luật sở hữu, đồng thời tăng cường
giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao...
Sự chuẩn bị gia nhập AEC củaViệt Nam
Kể từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã rất tích
cực tham gia hội nhập sâu rộng vào khu vực kinh tế
ASEAN. Trong 20 năm qua, quy mô thương mại giữa
Việt Nam và các nước ASEAN đã không ngừng tăng
trưởng với tốc độ ở mức hai con số mỗi năm.
Để chuẩn bị xây dựng AEC, Việt Nam đã và đang
thực hiện đầy đủ các biện pháp theo lộ trình đề ra
trong AEC. Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Việt
Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để tham
gia tích cực vào quá trình hội nhập khu vực. Chúng ta
đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp lý và
quy phạm pháp luật, nhằm cải thiện môi trường sản
xuất kinh doanh. Kết quả là, Việt Nam đã có nhiều sản
phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, có thị
trường tiêu thụ rộng lớn hơn và đặc biệt, có hệ thống
DN vững mạnh.
Trong thực hiện kế hoạch tổng thể xây dựng AEC,
thông thường Việt Nam đạt từ 85 - 90% các cam kết
và luôn nằm trong top cao nhất của ASEAN. Gần đây
nhất, trong kỳ rà soát tháng 10/2014, Việt Nam cùng
với Singapore đã hoàn thành khoảng 90% kế hoạch
tổng thể. Trong khi đó, mức bình quân chung của các
nước ASEAN mới đạt khoảng 82,1%.
Việc cắt giảm thuế quan là một thuận lợi giúp
nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN Việt Nam.
Thuế suất trong ASEAN sẽ giảm từ 5 - 0%, nếu sản
xuất để xuất khẩu thì sẽ không phải chịu thuế suất
hoặc thuế suất thấp. Đồng thời, nhập khẩu máy móc
cũng không phải chịu thuế suất. Điều này sẽ tạo
điều kiện cho việc hạ giá thành và tăng chất lượng
của sản phẩm cũng như tăng tính cạnh tranh của
hàng hóa. Thêm vào đó, DN có thể tận dụng những
Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà ASEAN đã
ký kết với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn
Độ, Australia, New Zealand như ưu đãi thuế quan
0%, cũng như Hiệp định đối tác toàn diện khu vực
(RCEP) sắp xây dựng.
Hàmý đối với Việt Nam
Khi AEC ra đời sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nền
kinh tế Việt Nam đặc biệt là khu vực DN, tuy nhiên, để
có thể tận dụng được tốt những lợi ích của việc gia nhập
AEC, Việt Nam cần cân nhắc một số biện pháp sau đây:
Thứnhất,
cầnphải nỗ lực hơnnữađể thuhẹpkhoảng
cách phát triển với các nước thành viên khác thông qua
việc đổi mới quản lý, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý,
xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch,
thông thoáng. Việc gia nhậpAEC dần dần sẽ bãi bỏ các
hàng rào thuế quan khắt khe và các hình thức trợ cấp
cho khối DN nhà nước, đồng thời gia tăng vai trò của
khu vực kinh tế tư nhân. Như vậy, để tận dụng được
hết lợi ích kinh tế từ khối tư nhân, Chính phủ cần thiết
lập, bổ sung và cập nhật các quy chế kinh doanh phù
hợp cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời và
hiệu quả.
Thứ hai,
cần nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về
trình độ sản xuất với các nước trong khu vực. Để làm
được điều này, trước hết Việt Nam cần tập trung vào
các ngành sản xuất mũi nhọn như giày dép, dệt may,
điện tử, phần mềm và chế biến thực phẩm. Đặc biệt,
chúng ta cần triệt để tận dụng thế mạnh là một quốc
gia có hơn 1 triệu km2 biển để thâm canh nhằm tạo ra
các hải sản thế mạnh, nâng cao thị phần. Những ngành
sản xuất này là cơ sở để chúng ta có thể phát triển các
ngành sản xuất trình độ cao hơn, từng bước xây dựng
một nền sản xuất có hàm lượng tri thức và giá trị gia
tăng cao.
Thứ ba,
cần nâng cao nhận thức của người dân nói
chung và của khu vực DN nói riêng. Báo cáo gần đây
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 76% DN không
biết gì về AEC, 94% không hiểu rõ nội dung cam kết
trong AEC, 63% không hiểu về những cơ hội và thách
thức trong AEC và chỉ khoảng 25% DN được điều tra
cho thấy sẵn sàng tận dụng những cơ hội mà AEC
mang lại.
Thứ tư,
Việt Nam cần phải tập trung nhiều hơn
cho giáo dục vì giáo dục là yếu tố then chốt, đóng vai
trò quan trọng trong việc thu hẹp phát triển giữa các
nước trong khu vực ASEAN. Theo đánh giá của một
số chuyên gia thì năng suất và kỹ năng của lao động
Việt Nam đang ở mức trung bình của khối ASEAN.
Năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Lào và
Campuchia, tiệm cận các nước Indonesia, Philippines,
thấp hơn Thái Lan, Singapore và Malaysia. Phát triển
kỹ năng và cải thiện việc đào tạo nghề sẽ là một trong
những nhân tố giúp nâng cao năng suất lao động,
chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập AEC.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Công Thương (2014), Báo cáo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần
thứ 46, Hà Nội;
2. Hà Văn Hội (2013), Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến
thươngmại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh
tế và Kinh doanh, Tập 29, số 4, 2013;
2. Viện Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp (2014), Báo cáo chỉ số kinh doanh
năm2014.
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...86
Powered by FlippingBook