46
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
EGARCH (1,1)
Khi sử dụng log của biến, chúng ta xác định
rằng biến điều kiện dương ngay cả khi thông số
âm. Hệ số α2 vừa được xem là ảnh hưởng đòn bẩy
và vừa được xem là sự hiện diện bất cân xứng. Mô
hình EGARCH được dùng chủ yếu để nắm bắt sự
bất cân xứng do những thông tin làm giá của cổ
phiếu bị giảm ngoài mong đợi và các thông tin
gây ra ảnh hưởng lớn đến sự tăng giá với cùng
mức độ của sự giảm giá và vì thế chúng ta có thể
kiểm định sự tồn tại hiện tượng bất cân xứng từ
giá trị α2. Nếu α2 âm, khi đó những cú sốc tích
cực tạo nên ít biến động hơn những cú sốc tiêu
cực (Verbeek, 2004).
Trong nhiều trường hợp, mô hình EGARCH
biểu hiện tốt hơn các mô hình GARCH khác. So với
mô hình GARCH (1,1), mô hình EGARCH (1,1) có
đường cong tác động thông tin bất cân xứng (tác
động lớn đối với cú sốc tiêu cực) (Verbeek, 2004).
Thêm vào đó, ảnh hưởng trên biến điều kiện là cấp
số nhân, đường cong ảnh hưởng thông tin đối với
mô hình EGARCH có độ dốc lớn (Engle và Ng,
1993).
TGARCH (1,1)
Trong đó, hệ số α3 được xem là tác động đòn
bẩy và nó có ý nghĩa khi α3>0 và ở đó Δt-1 = 1 nếu
σ2t-1<0 và Δt-1 = 0
Vậy sử dụng mô hình GARCH nào tốt hơn? Để
trả lời câu hỏi này chúng ta phải tìm mô hình nào
nắm bắt được biến đổi của chuỗi thời gian tốt hơn.
Mô hình với biến giả
Mô hình thứ hai là mô hình GARCH nhưng có
sự hiện diện của biến giả. Nếu biến giả có ý nghĩa
thống kê thì việc giới thiệu giao dịch tương lai làm
thay đổi thị trường giao ngay của chỉ số VN- Index.
Biến giả có giá trị 0 đối với thời điểm trước khi giới
thiệu hợp đồng tương lai đối với chỉ số VN-Index và
bằng 1 đối với thời điểm sau khi giới thiệu. Mô hình
GARCH có biến giả được viết như sau:
GARCH (1,1)
EGARCH (1,1)
TGARCH (1,1)
Hệ số γ của biến giả dương thì nghiên cứu kết
luận rằng có những bằng chứng cho thấy tác động
dương của giao dịch tương lai lên sự biến động của
chỉ số cơ sở. Khi hệ số này âm thì có tác dụng ngược
chiều đối với biến động.
Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu được chia ra làm hai giai đoạn, trước
(từ ngày 28/07/2000 đến hết ngày 14/04/2011) và sau
khi có thông tin xây dựng thị trường phái sinh chỉ
số (từ ngày 15/04/2011). Sau khi loại bỏ những ngày
không giao dịch, tổng số quan sát là 2.876, trong
đó có 374 quan sát sau khi có thông tin xây dựng
thị trường phái sinh chỉ số và 2.502 quan sát trước
thông tin này.
Từ biểu đồ chỉ số và đồ thị hàm mật độ cho thấy
chỉ số VN-Index cho toàn thời đoạn biến động không
ngừng, trong giai đoạn từ 2005 - 2007 chỉ số này đã
có bước nhảy đột biến sau đó nhanh chóng giảm
mạnh. Mức lợi suất chỉ số VN-Index là 0,000472.
Với kết quả kiểm định Augmented Dickey
Fuller (ADF) cho toàn bộ thời kỳ cho thấy giá
trị ADF = -19,1146 nhỏ hơn tất cả các giá trị
-3,432438, -2,862348 và -2,567245 ở mức ý nghĩa
tương ứng 1%, 5% và 10%. Ở thời kỳ sau khi có
thông tin, giá trị ADF= -15,93508 cũng nhỏ hơn
BẢNG 1: KẾT QUẢ CÁC KIỂM ĐỊNH CỦA TỪNG GIAI ĐOẠN
Giai đoạn
Kiểm định
Toàn bộ
Pre-introduction
Post-Introduction
Giá trị
p-value
Giá trị
p-value
Giá trị
p-value
Jarque-Bera
592,8855
0,0000
511,1368
0,0000
3,8515
0,14576
ADF
-19,1146
0,0000
-17,6612
0,0000
-15,9651
0,0000
Ljung-BoxQ(12)
450,18
0,0000
467,27
0,0000
20,127
0,065
ARCH-LM
9,2166
0,0024
11,5526
0,0007
0,253547
0,6149