26
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
động Việt Nam chưa đồng đều, trong đó tỷ trọng
của trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp dưới
50% tổng số lao động (Bảng 3) cùng với chỉ số phát
triển con người (HDI) khá thấp so với các nước
ASEAN 6 và không cao hơn đáng kể so với nhóm
CLM (Capuchia, Lào, Myanmar). Chỉ số HDI của
Việt Nam là 0,638 trong khi của Singapore là 0,901
và Myanmar là 0,524.
Thứ ba,
sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái
độ cũng như trạng thái tâm lý để sẵn sàng di
chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN chưa
cao. Chẳng hạn, chỉ xét về đào tạo ngoại ngữ ở Việt
Nam đặc biệt các thành phố lớn, rất ít lao động Việt
Nam học các thứ tiếng Thái Lan, Lào, Campuchia
hoặc tiếng của các nước ASEAN khác. Cho nên,
khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới
khó khăn. Ngoài ra, vấn đề kỹ luật lao động, ý thức
tuân thủ pháp luật cũng như cường độ lao động
cũng cần có sự phân tích và nhận dạng đúng để có
giải pháp khắc phục.
Các đề xuất khuyến nghị
Dự kiến, đến ngày 31/12/2015, AEC được thành
lập. Theo đó, Việt Nam tham gia khá toàn diện và
sâu rộng, trong đó có cả nguồn nhân lực. Đây là
một cuộc cạnh tranh thực sự và trực tiếp, cho nên
Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt hiệu
quả cao nhất. Điều này đòi hỏi sự phối hợp hiệu
quả từ phía Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và
dân cư. Từ nay đến cuối năm 2015 là khoảng thời
gian vô cùng quý báu để sẵn sàng cạnh tranh, sẵn
sàng chấp nhận thách thức cũng như khai thác mọi
cơ hội đang mở ra trong AEC.
Đối với Nhà nước, cần đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền về AEC, đặc biệt về lao
động có kỹ năng cao, các tiêu chuẩn cụ thể được
các nước ASEAN khác công bố và áp dụng; đồng
thời, tổng kết kinh nghiệm thích nghi và sẵn sàng
của các quốc gia khác để làm bài học tham chiếu
cho Việt Nam. Công tác thông tin về tình hình lao
động các nước cũng cần được công bố công khai
để các doanh nghiệp, dân cư tiếp cận thuận lợi.
Theo đó, các thỏa thuận được ký kết cần thông báo
cụ thể đến từng doanh nghiệp và dân cư, đặc biệt
tới đội ngũ sinh viên các trường đại học, cao đẳng,
phổ thông trung học, trung tâm dạy nghề… chuẩn
bị tốt nghiệp. Các cuộc hội thảo, diễn đàn, trang
thông tin điện tử và định hướng dư luận cần đặc
biệt được coi trọng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng một cổng thông tin
điện tử quốc gia về thị trường lao động trong AEC
hoặc sàn giao dịch, chợ việc làm trong AEC với
thông tin thiết thực về chính sách, tiêu chuẩn, mức
tiền lương, điều kiện sinh hoạt để người dân dễ
dàng tiếp cận; Sắp xếp và phát triển các cơ sở đào
tạo và trung tâm đào tạo nghề nghiệp nhằm thích
nghi với điều kiện thành lập AEC, trong đó cần
chú ý đào tạo ngôn ngữ các nước ASEAN; Công bố
chứng chỉ của các cơ quan được ASEAN thừa nhận
để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận cũng
như yêu cầu các nước ASEAN khác công bố thông
tin này trên cổng thông tin điện tử của Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp, cần tích cực, chủ động
nghiên cứu thị trường ASEAN, trong đó có thị
trường lao động để có thể hiểu rõ hơn các tiêu chuẩn
nghề nghiệp nhằm có kế hoạch thích nghi. Tổ chức
các khóa đào tạo kỹ năng, tay nghề, rèn luyện thể
lực, cường độ và năng suất lao động có thể thực
hiện trong vòng 6 tháng đến 12 tháng nhằm rèn
luyện các loại kỹ năng cần thiết và cập nhật thông
tin để thích nghi với thị trường các nước ASEAN.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch đưa lao động Việt
Nam tham gia vào các dự án đầu tư, dịch vụ hoặc
hoạt động thương mại để nâng cao kiến thức, tích
lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng chuyên nghiệp
cao nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường
ASEAN. Bên cạnh đó, cần hình thành hệ thống công
ty đào tạo lao động có kỹ năng cao thuộc các loại
ngành nghề được ASEAN công bố; kết hợp với các
cơ sở đào tạo, cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề
nhằm tạo môi trường tốt nhất cho lao động Việt
Nam khi tham gia thị trường lao động trong AEC.
Ngoài ra, cần mạnh dạn kết nối với các cơ sở đào
tạo có uy tín trong ASEAN để học hỏi kinh nghiệm
cùng nhu để thích nghi chủ động trong AEC.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban thư ký ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN. (
;
2. Ban thư ký ASEAN, Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân;
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội XI. Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia. Phần các đột phá chiến lược;
4. Economic Inteligence Center (2013), Moving toward with AEC;
5. Nguyễn Huy Hoàng (2013), Hướng tới thị trường lao động ASEAN hội
nhập: Triển vọng và thách thức đôi với các nước CLMV và vai trò của Đài
Loan. Bài trình bày tạo hội thảo quốc tế tại Đài Loan 10/2013;
6. Nguyền Hồng Sơn và cộng sự (2015), Việt Nam hội nhập AEC: Cơ hội và
thách thức cho phát triển. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 212. Tháng
2/2015;
7. Bùi Thị Minh Tiệp (2015), Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những
tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC. Tạp chí Kinh tế và
Phát triển. Số 212, Tháng 2/2015;
8. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA, 2013), Xu hướng lao động và xã
hội trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế, Hà Nội.