Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
37
Ngoài ra, do thu thấp hơn chi phí nên các đơn vị
không có điều kiện hạch toán đầy đủ chi phí và có
tích lũy để tái đầu tư phát triển, nâng cao khả năng
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Số lượng cán bộ,
viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập trong
thời gian qua tăng nhanh do chưa xác định theo
định mức lao động, vị trí việc làm. Đơn vị được giao
bổ sung biên chế đề nghị ngân sách bổ sung kinh
phí chi hoạt động thường xuyên, tạo gánh nặng cho
NSNN chi trả tiền lương cho đơn vị là nguyên nhân
làm chậm tiến độ cải cách tiền lương...
Trước những bất cập, hạn chế phát sinh trên, đỏi
hỏi cần phải sửa đổi nhằm hoàn thiện thể chế pháp
luật về dịch vụ sự nghiệp công và cơ chế hoạt động
của đơn vị sự nghiệp công lập, làm cơ sở để các bộ
quản lý ngành, lĩnh vực ban hành các quy định đối
với từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời cụ thể hóa các
chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế hoạt động,
cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
và một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương,
bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và
định hướng cải cách đến năm 2020. Việc đổi mới
cũng sẽ tạo tiền đề sắp xếp, bố trí nguồn lực NSNN
hợp lý dành cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động
dịch vụ sự nghiệp công, từng bước giảm sự bao
cấp của Nhà nước; thúc đẩy xã hội hóa đối với các
hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội.
Những đổi mới tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP
Sau một thời gian dài nghiên cứu, xây dựng và
lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội, Bộ Tài chính đã
hoàn thiện và trình Chính phủ thông qua Nghị định
16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của các đơn
vị sự nghiệp công lập. Nghị định này được đánh giá
là giải quyết được những bất cập so với thực tiễn tại
Nghị định 43/2006/NĐ-CP, trong đó, tập trung giải
quyết được ba vấn đề cốt lõi là tự chủ về tổ chức, tự
chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính, cụ thể:
Tự chủ tổ chức bộ máy
Đơn vị sự nghiệp công được quyết định thành
lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc
cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các
tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của
pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn
vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết
định. Riêng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công
do NSNN đảm bảo chi thường xuyên thì phải xây
dựng phương án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức
của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Tự chủ về nhân sự
Theo quy định, các đơn vị sự nghiệp công phải
thực hiện xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên
chức, người lao động theo quy định của pháp luật;
thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.
Tự chủ về tài chính
Tương tự như Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Nghị
định mới xây dựng các quy định về tự chủ tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp trên nguyên tắc đơn vị
tự chủ cao về nguồn tài chính thì được tự chủ cao
về quản lý, sử dụng các kết quả tài chính và ngược
lại. Tuy nhiên, Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã cởi
mở hơn bằng các quy định khuyến khích các đơn
vị tự chủ thấp phấn đấu tăng nguồn thu để được
mức tự chủ cao hơn. Cụ thể như:
Thứ nhất, về cơ chế tính giá dịch vụ sự nghiệp công:
Việc chuyển đổi sang cơ chế Nhà nước “mua” các
sản phẩm đầu ra đòi hỏi đơn vị sự nghiệp công
phải thực hiện cơ chế tính giá dịch vụ công. Tuy
nhiên, Nghị định 43/2006/NĐ-CP chưa quy định về
cơ chế tính giá dịch vụ công nên một số sản phẩm
dịch vụ sự nghiệp công vẫn duy trì chính sách định
giá thấp hơn chi phí cần thiết. Để giải quyết tồn tại
này, Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định:
Một là,
đơn vị sự nghiệp công không sử dụng
kinh phí NSNN được xác định giá dịch vụ sự
nghiệp công theo cơ chế thị trường, được quyết
định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi
phí hợp lý, có tích lũy theo quy định của pháp luật
đối với từng lĩnh vực;
Hai là,
giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh
phí NSNN được xác định trên cơ sở định mức kinh
tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm
quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí;
Ba là,
lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng kinh phí NSNN kết cấu dần các chi phí vào giá
dịch vụ. Với cơ chế tính giá này, các đối tượng sử
dụng dịch vụ sẽ phải trả đủ chi phí cung cấp dịch
vụ. Các đơn vị sự nghiệp công được hạch toán đầy
đủ các chi phí cần thiết sẽ có động lực chuyển sang
tự chủ ở mức cao hơn, từ đó nâng cao số lượng, chất
lượng dịch vụ công và cạnh tranh minh bạch, bình
đẳng được với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Tuy
nhiên, đây là vấn đề tác động lớn đến đời sống xã
hội nên việc điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...86
Powered by FlippingBook