Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 40

42
L
ý thuyết cơ cấu vốn được công bố lần đầu
bởi Franco Modigliani và Merton Miller
vào năm 1958. Lý thuyết này đã trở thành
chủ đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà
nghiên cứu và nhiều lý thuyết khác nhau được
hình thành và phát triển. Theo Brigham (1991),
trong các lý thuyết về cơ cấu vốn, lý thuyết cân
bằng và lý thuyết tín hiệu là đối tượng của nhiều
nghiên cứu thực nghiệm. Theo Myers (2001), có
nhiều lý thuyết hữu dụng về cơ cấu vốn như: Lý
thuyết cân bằng lý thuyết trật tự phân hạng và lý
thuyết dòng tiền khả dụng.
Theo lý thuyết cân bằng, sử dụng nợ mang lại
lợi ích “lá chắn thuế” và làm giảm chi phí đại diện
nên doanh nghiệp (DN) sẽ có xu hướng sử dụng nợ
nhiều hơn. Trái lại, theo lý thuyết trật tự phân hạng,
DN thường muốn tài trợ theo một trật tự xác định,
trước hết là từ lợi nhuận giữ lại, tiếp đến là vay
ngắn hạn, sau đó mới vay dài hạn và cuối cùng là
phát hành cổ phiếu. Do đó, DN sẽ ưu tiên sử dụng
vốn nội bộ nhiều hơn (từ lợi nhuận giữ lại) và vay
nợ ít hơn (Fama & French, 2002). Theo lý thuyết tín
hiệu, một công ty có cơ hội đầu tư tốt sẽ cố gắng
tránh phát hành cổ phiếu mà gia tăng bất kỳ vốn
mới được yêu cầu nào bằng những hình thức khác,
kể cả sử dụng nợ quá mức cấu trúc vốn mục tiêu
(Brigham, 1991). Theo Titman and Wessels (1988),
các lý thuyết khác nhau về cơ cấu vốn cùng luận
giải về các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn cơ cấu
vốn của DN. Các yếu tố chủ yếu bao gồm: Giá trị
tài sản thế chấp, lá chắn thuế không phải nợ, tăng
trưởng, đặc tính sản phẩm, phân ngành, quy mô,
suất sinh lợi và biến động lợi nhuận...
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước
về các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của DN
đã được thực hiện. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn
đề này cho đến nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách chuyên sâu. Bài viết đề xuất
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn
của các công ty kinh doanh hàng hóa và dịch vụ
công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam (TTCK).
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng cho phân tích chủ yếu được thu
thập từ báo cáo tài chính giai đoạn 2011 - 2014 của
142 công ty kinh doanh hàng hóa và dịch vụ công
nghiệp đang niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán TP.
Hồ Chí Minh (HSX).
Phương pháp phân tích
Trên cơ sở dữ liệu bảng, với 568 quan sát từ
142 công ty khá đồng nhất (cùng ngành), phương
pháp bình phương tối thiểu gộp được áp dụng
trong phân tích. Để phân tích ảnh hưởng của các
yếu tố tới cơ cấu vốn của các công ty khảo sát,
mô hình hồi quy đa biến được xây dựng trên cơ
sở vận dụng mô hình của Li và cộng sự (2009) và
tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm khác. Các
biến (phụ thuộc và độc lập) và dấu kỳ vọng trong
mô hình được mô tả ở Bảng 1.
XÁCĐỊNHYẾUTỐẢNHHƯỞNGTỚICƠCẤUVỐN
CỦA CÁC CÔNGTY NIÊMYẾT
TS. TRẦN ÁI KẾT –
Đại học Cần Thơ
Qua phân tích dữ liệu từ báo cáo tài chính các năm 2011-2014 của 142 công ty kinh doanh
hàng hóa và dịch vụ công nghiệp niêm yết ở Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
và Sở Giao địch Chứng khoán Hà Nội, bài viết xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu
vốn của các công ty kinh doanh hàng hóa và dịch vụ công nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam thông qua phương pháp bình phương tối thiểu gộp.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...86
Powered by FlippingBook