Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 37

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
39
Những bế tắc cần giải quyết
Mô hình đầu tư đối tác công tư PPP không còn
xa lạ đối với Việt Nam. Thực tế, đây chính là mô
hình đầu tư theo hình thức hợp đồng (BOT) được
Việt Nam triển khai từ những năm 90 của thế kỷ
trước. Tuy nhiên, chúng ta đã chỉnh sửa lại và gọi
với một cái tên mới là PPP từ năm 2010 và áp dụng
thí điểm từ đầu năm 2011 qua Quyết định 71/2010/
QĐ-TTg, ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình
thức PPP.
Thực tế, sau một thời gian triển khai thí điểm,
số dự án đã thực hiện theo hình thức PPP vẫn còn
rất khiêm tốn, mới chỉ có Dự án xây dựng Đường
cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với số vốn khoảng
23.223 tỷ đồng thành công. Nguyên nhân khiến
hình thức hợp tác này chưa phát huy được hiệu
quả là do hành lang pháp còn thiếu, chưa thỏa
mãn được yêu cầu thực tiễn; chưa xác định rõ
được mục tiêu và những lợi ích lâu dài nên dẫn
đến thị trường cạnh tranh triển khai các dự án PPP
một cách bài bản thì chưa được khai thác, không
tạo động lực cho các nhà đầu tư…
Mặc dù, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg đã được
ban hành nhưng trên thực tế khi xây dựng Quyết
định này chưa có một dự án PPP (mới) nào được
triển khai thêm dẫn đến một số quy định thiếu
thực tiễn, chưa nhìn nhận hết các vấn đề. Mặt khác,
Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009
của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng
BOT, BTO, BT lại có nhiều điểm khác biệt so với
Quyết định 71/2010/QĐ-TTg dẫn đến những quan
ngại từ phía nhà đầu tư. Bên cạnh đó, với sự thiếu
chặt chẽ trong quy định tại Quyết định 71/2010/
QĐ-TTg nên đã xảy ra tình trạng “ôm” dự án rất
phổ biến, chỉ định thầu là chủ yếu. Điều này được
minh chứng qua kết quả Kiểm toán Báo cáo tài
chính năm 2011 của 271 doanh nghiệp thuộc 27
tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước mới được
công bố cho thấy, hầu hết các đơn vị trên đều hoạt
động chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng.
Trong khi, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước
đang là chủ đầu tư của những dự án lớn. Qua đó,
có thể thấy, nhà đầu tư Việt Nam không có vốn
nên phương thức hoạt động của họ chỉ là vay vốn
ngân hàng để chứng minh tài chính, rồi sau đó
“xin” thêm trái phiếu chính phủ để đầu tư dự án.
Như vậy, mục tiêu thu hút vốn tư nhân không thể
đạt được và đối tác “công - tư” của Việt Nam thực
chất lại vẫn là “công - công”.
Ngoài ra, trong Quyết định của Chính phủ
dùng cụm từ “thí điểm” tạo cảm giác bất an và
không chắc chắn, nhà đầu tư chưa nhìn thấy sự
cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ và chính quyền
địa phương. Đặc biệt, một số nội dung còn chưa
rõ ràng như: tiêu chí lựa chọn dự án, lựa chọn nhà
đầu tư, phân chia rủi ro, quản lý và sử dụng phần
tham gia của Nhà nước, chi phí cho khâu chuẩn
bị đầu tư và quản lý dự án dành cho phía cơ quan
nhà nước, nội dung đề xuất dự án…
Trước thực trạng trên, việc tạo ra một khuôn
khổ pháp lý đầy đủ, hoàn thiện hơn cho chương
trình PPP mà Chính phủ đặt ra là hết sức cần thiết.
Đây cũng có thể coi là bước đột phá cho việc thu
NGHỊĐỊNH15/2015/NĐ-CP:TẠOBƯỚCĐỘTPHÁ
CHOTHUHÚT ĐẦUTƯVÀO CƠ SỞHẠ TẦNG
ThS. NGUYỄN THỊ VÂN CHI
Có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2015, Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình
thức đối tác công tư (PPP) được Chính phủ ban hành ngày 14/2/2015 được kỳ vọng sẽ tạo
cú huých mới trong hợp tác giữa nhà nước với các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện,
quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Bài viết phân tích những
điểmmới khác biệt so với các quy định cũ.
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...86
Powered by FlippingBook