Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 38

40
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
hút đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng của Việt
Nam trong thời gian tới.
Khơi thông nguồn lực đầu tư
Ngày 14/2/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị
định 15/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư theo hình
thức hợp tác công tư (PPP) thay thế Quyết định
71/2010/QĐ-TTg. Đây là tin vui đến với các doanh
nghiệp khối tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài.
Bởi đây là Nghị định quy định riêng, tạo ra một
khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho chương trình
PPP mà Chính phủ đặt ra. Đồng thời, thể hiện sự
cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong cải cách, tạo
cơ hội cho khối doanh nghiệp tư nhân kể cả trong
nước và nước ngoài. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
có nội dung phù hợp với thực tiễn Việt Nam và
thông lệ quốc tế khi đưa ra được các quy định về:
mở rộng lĩnh vực cho phép triển khai theo hình
thức PPP, từ dự án kết cấu hạ tầng đến y tế, giáo
dục, dạy nghề; cho phép đa dạng hóa loại hình hợp
đồng cũng như nhấn mạnh khâu chuẩn bị dự án…
Ngoài ra, việc thúc đẩy PPP cũng không nằm ngoài
mục đích chia sẻ gánh nặng về kinh phí với ngân
sách nhà nước cũng như tạo điều kiện, cơ hội tham
gia và tìm kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư. Các điều
khoản quy định rõ ràng, đầy đủ trong Nghị định
sẽ là tiền đề tạo khuyến khích, quan tâm, tham gia
của các ngân hàng - với vai trò là kênh cấp vốn và
doanh nghiệp đầu tư vào các dự án PPP. Trên cơ sở
đó, tạo ra những công trình phục vụ lợi ích công
trên tinh thần bảo đảm hài hòa quyền lợi 3 bên
gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng.
Theo đó, những điểm đổi mới mang tính đột phá
được thể hiện tại Nghị định này là:
Về hình thức các hợp đồng dự án:
Nghị định quy
định bao gồm hợp đồng xây dựng - chuyển giao
(hợp đồng BT); hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- thuê dịch vụ (hợp đồng BTL) và hợp đồng xây
dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (hợp đồng BLT).
Đây là sự đổi mới rõ rệt nhất, giải quyết những
băn khoăn, vướng mắc cho nhà đầu tư là không
nhất thiết phải chuyển giao công trình cho Nhà
nước, mà có thể chọn nhiều giải pháp khác nhau,
tùy yêu cầu của nhà đầu tư và bên cấp vốn cho
vay dự án.
Về thức đầu tư và phân loại dự án được áp dụng
hình thức PPP:
Bên cạnh các dự án về cơ sở hạ
tầng vật chất như cầu, đường, các công trình xây
dựng… các công trình về thương mại, khoa học,
công nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu
công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ
thông tin tập trung; ứng dụng công nghệ thông
tin cũng được đưa vào danh mục các dự án được
áp dụng hình thức PPP. Các dự án theo hình thức
PPP sẽ được phân loại theo dự án quan trọng quốc
gia (theo nhóm A, B và C). Nhờ đó mà các dự án
nhỏ sẽ được thông qua nhanh chóng hơn và các dự
án nhóm C không phải thực hiện thủ tục cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này giúp giảm
bớt các thủ tục không cần thiết, đồng thời cũng tạo
cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được
với dự án phù hợp với năng lực của mình.
Việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước tham gia
thực hiện dự án sẽ được dùng chủ yếu để hỗ trợ
xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường,
giải phóng mặt bằng và tái định cư. Bên cạnh đó,
một trong những điều kiện để lựa chọn dự án là
dự án phải có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên
(trừ dự án O&M và một số dự án đặc thù). Ngoài
ra, dự án có khả năng thu hồi vốn từ hoạt động
kinh doanh sẽ được ưu tiên lựa chọn.
Về nội dung, thời điểm ký kết hợp đồng dự án:
Nghị
định 15/2015/NĐ-CP đã liệt kê các nội dung cần
thiết trong một hợp đồng PPP, các tài liệu đính
kèm cần thiết. Ngoài ra, Nghị định còn quy định
mở để các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh được phép
đề xuất một hình thức hợp đồng khác với các hình
thức đã được quy định tại cụ thể để trình Chính
phủ xem xét, quyết định. Cũng theo tinh thần của
Nghị định mới, nhà đầu tư đàm phán và ký tắt hợp
đồng dự án trước, sau đó được cấp giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư. Bước cuối cùng mới là ký kết
hợp đồng dự án. Một trong những điểm mới đáng
ghi nhận là Nghị định 15/2015/NĐ-CP cho phép
chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng
dự án, hoặc chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ dự án. Điều này mở cửa cơ hội chứng khoán
hóa dự án, giải tỏa một phần lo lắng cho các nhà
tài trợ hay ngân hàng đối với vấn đề tài chính dự
án, nhất là khi chủ đầu tư không đủ năng lực để
tiếp tục thực hiện dự án. Mặt khác, cho phép các
bên ký kết có thể thỏa thuận việc áp dụng pháp
luật nước ngoài để điều chỉnh các hợp đồng dự
án mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc các
hợp đồng được Chính phủ bảo lãnh nghĩa vụ thực
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP có nội dung phù
hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế
khi đưa ra được các quy định về: mở rộng lĩnh
vực cho phép triển khai theo hình thức PPP, từ
dự án kết cấu hạ tầng đến y tế, giáo dục, dạy
nghề; cho phép đa dạng hóa loại hình hợp đồng
cũng như nhấn mạnh khâu chuẩn bị dự án…
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...86
Powered by FlippingBook