52
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Xây dựng mô hình cơ bản xác định
chi phí đào tạo
Thực tế tại các trường đại học ở Việt Nam hiện
nay cho thấy, do Nhà nước thực hiện chính sách
duy trì mức thu học phí thấp, vì vậy để tăng nguồn
thu tài chính, cải thiện thu nhập cho giảng viên nên
các trường đại học phải mở rộng quy mô đào tạo
hệ không chính quy và tiếp đó mở rộng hệ đào tạo
chính quy với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi
thường xuyên từ ngân sách nhà nước (NSNN) hàng
năm. Điều này dẫn đến, cơ sở đào tạo càng tăng quy
mô đào tạo, nguồn thu đào tạo của trường càng tăng,
thì định mức phân bổ chi NSNN tính trên một sinh
viên đào tạo tại trường ngày càng giảm. Hiện nay,
chi phí để đào tạo một sinh viên trình độ đại học tại
Việt Nam được Nhà nước và người học chia sẻ trong
đó NSNN cấp (năm 2006) khoảng 63% và học phí từ
người học là 37% (Nguồn: Dự án Đổi mới tài chính
giai đoạn 2009-2014 – Bộ Giáo dục & Đào tạo).
Thực tế cho thấy, ngân sách chi cho đào tạo hệ
đại học áp dụng theo phương thức phân bổ từ trên
xuống và theo khả năng nguồn lực, phương thức
phân bổ bình quân, thường là theo quy mô đào tạo
và do vậy không tương xứng với nhu cầu hoạt động
của cơ sở đào tạo. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu
nâng cao chất lượng đào tạo, người học lĩnh hội
được kiến thức, kỹ năng cần thiết của ngành, thỏa
mãn nhu cầu của thị trường lao động thì việc tính
toán chi phí đào tạo là một vấn đề hết sức cấp thiết.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này xây dựng mô
hình tính toán chi phí đào tạo trình độ đại học nhóm
ngành kinh tế - công nghệ thông tin – kỹ thuật xác
định cơ cấu thu chi hiện hành trong đào tạo đại học tại
các trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Bách Khoa; xác định và phân tích các
yếu tố cơ bản cấu thành nên chi phí đào tạo các ngành
học; và xây dựng mô hình cơ bản xác định chi phí đào
tạo theo yêu cầu thực tế ngành học.
Theo đó, thông qua việc thu thập thông tin trực
tiếp dưới hình thức phỏng vấn và thảo luận lấy ý
kiến chuyên gia và giảng viên trực tiếp tham gia
hoạt động đào tạo của các ngành nêu trên; Tham
khảo ý kiến các cấp quản lý đào tạo và quản lý tài
chính của đơn vị... nghiên cứu được tiến hành qua 02
bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Trong đó, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng
phương pháp định tính, thông qua cách sử dụng
kỹ thuật khảo sát ý kiến của các chuyên gia. Nghiên
cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu khảo sát cho các
thầy cô trực tiếp giảng dạy, phụ trách lãnh đạo các
bộ môn, phòng thí nghiệm tại các trường đại học.
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát với ước tính
kích thước mẫu là 270, với độ tin cậy cho phép P=0,9
và sai số là 0,05. Trên cơ sở tổng hợp số liệu và thống
kê tổng hợp ý kiến chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã
sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả; Đánh giá
sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronch’s alpha;
kiểm định thang đo trong nghiên cứu chính thức.
Kết quả thực tiễn
Kết quả phân tích cho thấy mức chi phí đào tạo
hiện hành còn ở khoảng cách rất xa so với nhu cầu
thực tế theo chuẩn đầu ra của ngành học. Hiện nay,
ngành Tài chính - ngân hàng chỉ đáp ứng được 25% so
XÂY DỰNGMÔHÌNHTÍNHTOÁNTÀI CHÍNH
CHOCHI PHÍĐÀOTẠOCẤPĐẠIHỌC
TS. TRẦN VIẾT HOÀNG
- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Ngân sách chi cho đào tạo hệ đại học thường áp dụng theo phương thức phân bổ từ trên
xuống và theo khả năng nguồn lực, cho nên chưa tương xứng với nhu cầu hoạt động của cơ
sở đào tạo. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở tính chi phí cho hoạt động đào tạo, dựa trên nhu cầu
thực tế, xuất phát từ người dạy, người học và thị trường là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.