TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 27

29
10 ngày kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ
mới; sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành
với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (5
ngày kể từ ngày gửi thông báo phát hành).
Bên cạnh các quy định xử phạt vi phạm hành chính
về in hóa đơn, các vấn đề sai phạm về làm mất hóa
đơn đã phát hành cũng được quy định các mức phạt
khá nặng, tùy theo diễn biến thực tế. Điển hình, Nghị
định bổ sung quy định mức phạt tiền từ 4-8 triệu đồng
đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát
hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao
cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được
hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng
hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn
do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện
bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền. Trường
hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho
khách hàng), người bán và người mua lập biên bản
ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có
hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng
hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối
thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm
nhẹ thì xử phạt cảnh cáo. Khi mất, cháy, hỏng hóa
đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu
trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán. Nếu người
bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách
hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử
phạt thì người bán không bị phạt tiền.
Tăng mức xử phạt vi phạm về phí, lệ phí
Điều 1, Nghị định 49/2016/NĐ-CP của Chính phủ
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
Xử phạt nghiêm các vi phạm về hóa đơn
Xử phạt vi phạm quy định về hóa đơn luôn là
vấn đề nóng và là mối quan tâm của rất nhiều doanh
nghiệp. Thực tế, Chính phủ, Bộ Tài chính đã có các quy
định cụ thể việc xử phạt vị phạm hành chính về lĩnh
vực này, tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn luôn phát sinh
những vấn đề bất cập cần sửa đổi cho phù hợp với
thực tiễn. Bám sát yêu cầu thực tiễn, Bộ Tài chính đã
trình Chính phủ ban hành Nghị định 49/2016/NĐ-CP
sửa đổi một số điều của Nghị định 109/2013/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; trong đó, sửa đổi, bổ
sung một số điều quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn.
Cụ thể, đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không
ký hợp đồng in bằng văn bản sẽ bị phạt tiền từ 500.000
đồng đến 1,5 triệu đồng. Đồng thời, phạt tiền từ 2-4
triệu đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan
thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp
không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp
cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận
được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức,
doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Nghị định 49/2016/NĐ-CP bổ sung quy định mức
phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng đối với
một trong các hành vi: Nộp thông báo điều chỉnh
thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ
quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê
hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển
đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn
đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm sau
QUY ĐỊNHMỚI VỀMỨC XỬPHẠT VI PHẠM
TRONG LĨNHVỰC QUẢN LÝ GIÁ, PHÍ, LỆ PHÍ, HÓA ĐƠN
ThS. TRẦN THỊ ÁNH THÊU
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2016, Nghị định 49/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày
27/5/2016 sửa đổi một số điều củaNghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạmhành chính
trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn đã có nhiều đổi mới về các khung hình phạt so với trước.
Các hình thức xử phạt vi phạmhành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý giá,
phí, lệ phí, hóa đơn như: Phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
vụ thẩmđịnh giá, tước Thẻ thẩmđịnh viên về giá, đình chỉ hoạt động, buộc trả lại số tiền có được do
hành vi vi phạmđem lại nhằmđảmbảo tính răn đe cao.
Từ khóa: Xử phạt, vi phạm, hóa đơn, phí, lệ phí, quản lý giá.
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...90
Powered by FlippingBook