36
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
chương trình đào tạo phù hợp, gắn với chuẩn mực
quốc tế.
Hai là,
đa dạng hóa các dịch vụ kiểm toán. Hiện
nay, trong các dịch vụ mà các công ty kiểm toán độc
lập cung cấp thì dịch vụ kiểm toán và soát xét báo cáo
tài chính (bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính năm,
báo cáo quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ
bản, quyết toán hợp đồng kinh tế,…) chiếm số lượng
lớn nhất. Đặc biệt, kể từ khi Luật Kiểm toán độc lập
ra đời, đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo
tài chính năm được mở rộng hơn, bao gồm công ty
đại chúng, tổ chức phát hành, công ty chứng khoán,
công ty bảo hiểm, ngân hàng, DN có vốn đầu tư nước
ngoài, DNNN và DN có trên 20% vốn góp của Nhà
nước… càng mở ra cơ hội phát triển cho ngành kiểm
toán độc lập. Trong thời gian tới, cần chú trọng đa
dạng hóa các dịch vụ kiểm toán, trong đó chú trọng
các dịch vụ tư vấn tài chính, quản lý như: Xác định
giá trị tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng; Góp vốn
liên doanh, cổ phần hoá doanh nghiệp; Tư vấn đầu
tư, chuyển nhượng vốn đầu tư; Kiểm toán xác nhận
tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất…
Ba là,
xây dựng được môi trường và tác phong làm
việc chuyên nghiệp, đề cao việc thực hiện các chuẩn
mực đạo đức của các kiểm toán viên. Chất lượng dịch
vụ kiểm toán không chỉ ảnh hưởng bởi những kiến
thức, kinh nghiệm của người làm kiểm toán, mà còn
ảnh hưởng rất lớn của đạo đức kiểm toán viên. Hành
lang pháp lý cho hành nghề kiểm toán dù đã hoàn
thiện, song để kiểm toán viên đi đúng hành lang đó,
khâu quản lý, giám sát chất lượng hàng nghề kiểm
toán có vai trò rất quan trọng. Thực tế thời gian qua
cho thấy, việc nhiều DN bất ngờ thua lỗ, dù chỉ kỳ
kế toán trước vẫn báo lãi cao và được kiểm toán
chấp nhận là báo cáo “trung thực và hợp lý” như là
Vinashin, DVD, Công ty Cổ phần Y tế Việt - Nhật…
khiến dư luận từng băn khoăn và đặt nhiều câu hỏi
về độ tin cậy của các báo cáo kiểm toán. Do vậy, việc
kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng như
giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp của kiểm toán viên cần triển khai song hành,
liên tục và chặt chẽ hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày ngày 18/03/2013 về vi c
phê duy t “Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”;
2. Phạm Thùy Vân, Big Four và sự phát triển của h thống kiểm toán độc lập ở
Vi t Nam, Tạp chí Tài chính số 4/2014;
3. Minh Hà, Kiểm toán độc lập Vi t Nam: 25 năm đồng hành cùng đổi mới, Tin
nhanh Chứng khoán tháng 5/2016;
4. Một số website: mof.gov.vn, vacpa.org.vn, thoibaotaichinhvietnam.vn…
nghiệp về kiểm toán nhằm thúc đẩy quản lý nghề
nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường dịch vụ kiểm
toán độc lập. Trong những năm qua, VACPA trở
thành cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước (Bộ
Tài chính) với các DN kiểm toán cũng như các kiểm
toán viên hành nghề. Theo đó, VACPA đã phối
hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Bộ Tài chính trong
việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về kiểm toán
độc lập; Tham gia ý kiến xây dựng Luật Kiểm toán
độc lập, trình Chính phủ ban hành các Nghị định
và ban hành theo thẩm quyền các Thông tư của Bộ
Tài chính hướng dẫn các hoạt động nghiệp vụ liên
quan, đặc biệt trong quá trình nghiên cứu và soạn
thảo chuẩn mực kiểm toán độc lập. Với vai trò của
một tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, VACPA đã
kết nối các công ty kiểm toán và các kiểm toán viên
hành nghề trong sự phát triển nghề, đào tạo nghề
và nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập; qua đó,
trợ giúp Bộ Tài chính triển khai thực thi các hoạt
động kiểm toán độc lập và phát huy hiệu quả vai
trò của ngành nghề kiểm toán tại Việt Nam. Trong
thời gian tới, VACPA cần tiếp tục nỗ lực để cùng Bộ
Tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước phát triển
ngành Kiểm toán độc lập đáp ứng yêu cầu và đòi
hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường trong
giai đoạn hội nhập sâu rộng mới của nền kinh tế,
góp phần thực hiện thành công “Chiến lược kế toán
– kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Về phía DN
Một là,
nâng cao chất lượng của đội ngũ kiểm toán
viên tại các DN kiểm toán. Thực tiễn trên thế giới cho
thấy, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất,
tạo nên thương hiệu, uy tín và nguồn khách hàng
ổn định cho công ty kiểm toán và được coi là quyết
định sự thành công bền vững của mỗi công ty. Do
vậy, việc tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng chất lượng
cho đội ngũ kiểm toán viên là vô cùng cần thiết. Bên
cạnh việc quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng,
các DN kiểm toán độc lập cần phối hợp với các hãng
kiểm toán lớn quốc tế, các tổ chức nghề nghiệp để có
Năm 2014, tổng doanh thu toàn ngành Kiểm
toán độc lập đạt 4.583 tỷ đồng, trong đó, mảng
dịch vụ chính yếu của khối công ty kiểm toán là
dịch vụ kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính
là 2.329,76 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% cơ cấu
doanh thu toàn ngành. Năm 2015, doanh thu
của toàn ngành Kiểm toán độc lập đạt hơn
5.000 tỷ đồng.