TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 29

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
31
đơn vị sự nghiệp công lập tại Luật Viên chức thì đơn
vị sự nghiệp công lập không được giao quyền tự chủ
về số người làm việc trong đơn vị, mà do Bộ Nội vụ
phê duyệt vị trí việc làm. Điều này ảnh hưởng đến
tính linh hoạt và quyền tự quyết của người đứng đầu
tổ chức KH&CN công lập, khi xác định quy mô nhân
sự và chất lượng cán bộ, đáp ứng với phạm vi nghiên
cứu và yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức KH&CN công lập tạo
ra các sản phẩm là các “lý thuyết suông”, không thể
ứng dụng vào sản xuất được, cho nên không có đầu
ra và nguồn thu. Các cơ quan chủ quản cũng thiếu
quyết liệt, chưa chỉ đạo sát sao, đôn đốc các đơn vị
chuyển đổi. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị,
máy móc thí nghiệm, thử nghiệm phục vụ hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ còn
thiếu và lạc hậu, nhất là tổ chức KH&CN công lập ở
các địa phương. Kinh phí đầu tư phát triển dành cho
các tổ chức KH&CN công lập còn hạn hẹp đã ảnh
hưởng không nhỏ đến năng lực nghiên cứu triển khai
của các tổ chức này. Kết quả nghiên cứu của nhiều
tổ chức KH&CN công lập nhìn chung chưa đáp ứng
được nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp. Nhận
thức chưa đúng tại một số bộ, ngành, địa phương là:
“tổ chức KH&CN công lập đã chuyển sang cơ chế tự
chủ thì Nhà nước không đầu tư nữa“, đã khiến cho
các tổ chức nảy sinh tâm lý e ngại khi chuyển đổi…
Nhữngđổi mới cănbản tại Nghị định54/2016/NĐ-CP
Có thể khẳng định, việc thực hiện cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/
NĐ-CP đến nay chưa đạt được như mong đợi, các
Thực thi cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học và
công nghệ
Theo báo cáo của BộKhoa học và Công nghệ, sau 10
năm triển khai thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP
về cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ
(KH&CN) công lập, bên cạnh một số chuyển biến về
nhận thức thì cũng đã nảy sinh nhiều bất cập, từ các
quy định pháp lý đến tổ chức thực hiện. Nhiều văn
bản pháp luật đã không còn phù hợp thực tế, khiến
nhiều tổ chức KH&CN công lập vẫn chưa thể chuyển
sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo đúng kế
hoạch. Những bất cập này đến từ bản thân các tổ chức,
từ cơ chế chính sách và từ cả những thực tế phát sinh.
Các đơn vị vẫn chậm trễ khi chuyển đổi một phần
do Nghị định 115/2005/NĐ-CP chưa đồng nhất với
một số văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Thuế,
Luật Cán bộ, công chức, Luật NSNN, Luật Đất đai...
Hệ thống các văn bản hướng dẫn về định mức tài
chính, nội dung khoán chi đã không còn phù hợp
thực tiễn nhưng chưa được điều chỉnh. Nghị định
115/2005/NĐ-CP cho phép tổ chức KH&CN công
lập được dùng quyền sử dụng đất để góp vốn, liên
doanh, liên kết, sản xuất, kinh doanh, thế chấp vay
vốn ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, không thực
hiện được bởi theo quy định của Luật Đất đai, các
tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất thì không có quyền thế chấp, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất. Nghị định 115/2005/NĐ-CP cho
phép tổ chức KH&CN công lập chưa tự trang trải
kinh phí hoạt động thường xuyên được quyền tự
chủ về nhân lực, nhưng trên thực tế cũng không thực
hiện được. Bởi theo quy định về vị trí việc làm trong
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TỰ CHỦĐỐI VỚI TỔ CHỨC
KHOAHỌC CÔNGNGHỆ CÔNG LẬP
PGS., TS. LƯU ĐỨC TUYÊN
Sau hơn 10 năm thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học công
nghệ công lập theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP, kết quả mang lại chưa như mong đợi,
các đơn vị chưa tự chủ được nguồn kinh phí bảo đảm tiền lương; về cơ bản chưa đáp ứng được yêu
cầu của xã hội. Trước tình hình đó, ngày 14/6/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2016/
NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học công nghệ công lập. Có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/8/2016, Nghị định 54/2016/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ giải quyết được các bất cập tồn tại,
tạo động lực cho các tổ chức khoa học công nghệ công lập phát triển.
Từ khóa: Cơ chế, tự chủ tài chính, khoa học, công nghệ, công lập, phát triển.
1...,19,20,21,22,23,24,25,26,27,28 30,31,32,33,34,35,36,37,38,39,...90
Powered by FlippingBook