34
thành lập công ty kiểm toán những năm 2007-2008,
song đó là kết quả hoàn thiện thị trường của cơ
quan quản lý và đòi hòi “thanh lọc” để thị trường
kiểm toán độc lập phát triển quy củ, nền nếp và
chuyên nghiệp hơn. Theo đó, những công ty kiểm
toán quy mô quá nhỏ, hoạt động yếu kém không
đáp ứng được yêu cầu ngày càng chặt chẽ về điều
kiện cung cấp dịch vụ buộc phải giải thể, hoặc phải
sáp nhập với công ty kiểm toán khác để tăng quy
mô kiểm toán viên, khách hàng để đáp ứng đủ
điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công
ty đại chúng, niêm yết…
Đặc biệt, đến nay, thị trường kiểm toán độc lập đã
có sự góp mặt của nhiều DN kiểm toán hàng đầu thế
giới như Deloitte, KPMG, E&Y và PwC (còn gọi là
nhóm Big Four), qua đó đã có những đóng góp to lớn
vào sự lớn mạnh của hệ thống kiểm toán độc lập Việt
Nam cũng như quá trình làm lành mạnh các quan hệ
tài chính – tiền tệ. Tuy chiếm số lượng nhỏ hơn so
với các công ty trong nước, nhưng các công ty kiểm
toán nước ngoài lại sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp lớn nhất và tham gia rất tích cực vào các hoạt
động đào tạo, phát triển các hội nghề nghiệp ở Việt
Nam như VACPA, Hội Kế toán Việt Nam (VAA).
Các công ty này cũng là những hạt nhân chủ chốt
tham gia vào quá trình hoàn thiện khung pháp lý về
quản lý hoạt động kế toán-kiểm toán tại Việt Nam
khi đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính, Kiểm toán
Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, VACPA
giới thiệu và đưa vào áp dụng một số Chuẩn mực
Vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường
Năm 1991, trước đòi hỏi của công cuộc đổi mới,
thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, thị trường dịch
vụ kiểm toán độc lập được hình thành với việc ra đời
hai công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam trực
thuộc Bộ Tài chính, gồm VACO (nay là Deloitte) và
Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. Theo các
chuyên gia trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, với sự
quan tâm của Bộ Tài chính, sự lớn mạnh của Hội
nghề nghiệp và sự tăng trưởng nhanh của các doanh
nghiệp (DN) kiểm toán, thị trường kiểm toán độc lập
tại Việt Nam đã có bước tiến nhanh đáng ghi nhận.
Thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam (VACPA) cho thấy, trong 25 năm qua, từ chỗ chỉ
có 02 công ty kiểm toán độc lập, đến nay thị trường
dịch vụ kiểm toán độc lập đã có gần 150 công ty được
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán, với gần 11.000 người lao động đang làm
việc tại các DN kiểm toán trên khắp cả nước. Thống
kê mới nhất của tổ chức nghề nghiệp kiểm toán cũng
cho thấy, năm 2014, tổng doanh thu toàn ngành Kiểm
toán độc lập đạt 4.583 tỷ đồng, trong đó, mảng dịch
vụ chính yếu của khối công ty kiểm toán là dịch vụ
kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính là 2.329,76
tỷ đồng, chiếm khoảng 50% cơ cấu doanh thu toàn
ngành. Năm 2015, doanh thu của toàn ngành Kiểm
toán độc lập đạt hơn 5.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dù hiện nay số lượng DN kiểm
toán có xu hướng thu hẹp so với giai đoạn bùng nổ
PHÁT TRIỂN LĨNHVỰC KIỂMTOÁNĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNGVÀMỘT SỐ KIẾNNGHỊ
ThS. ĐÀO THỊ HẰNG
- Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, lĩnh vực kiểm toán độc lập Việt Nam đã dần khẳng định
vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường và trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống công
cụ quản lý vĩ mô, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động kiểm toán độc lập đã
trở thành nhu cầu cần thiết để công khai, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích của doanh
nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều
hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
•
Từ khóa: Kiểm toán độc lập, kinh tế thị trường, kiểm toán viên, chứng nhận hành nghề.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI