TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 33

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
35
hội nhập, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, cần chú
trọng một số giải pháp sau:
Về phía cơ quan quản lý
Một là,
tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng
dịch vụ đối với các công ty cung cấp dịch vụ kiểm
toán độc lập. Hàng năm, Bộ Tài chính đều tổ chức
các đoàn kiểm tra chất lượng dịch vụ, song việc kiểm
tra mới chỉ thực hiện trên một số công ty có quy mô
nhỏ trên thị trường. Thực tế cho thấy, ngay cả việc tổ
chức kiểm tra định kỳ ba năm một lần với một DN
kiểm toán theo quy định hiện nay cũng là rất khó do
bộ máy nhân sự của Bộ Tài chính còn rất mỏng trong
khi khối lượng công việc soạn thảo chính sách, chế độ
cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán quá lớn. Về phía Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước, kể từ thời điểm được
chuyển giao chức năng kiểm soát chất lượng dịch vụ
của khối công ty kiểm toán tổ chức niêm yết, công ty
đại chúng, từ năm 2014-2015, cơ quan này cũng đã
triển khai kiểm tra tại 11 công ty và dự kiến trong
năm 2016 sẽ tiến hành kiểm tra 17 công ty. Trong thời
gian tới, các cơ quan quản lý cần khắc phục khó khăn
để triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chất
lượng dịch vụ của các công ty kiểm toán độc lập, góp
phần nâng cao vai trò và năng lực quản lý Nhà nước
về lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán độc
lập nói riêng.
Hai là,
tiếp tục cập nhật chuẩn mực kiểm toán
quốc tế, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán
quốc tế. Là lĩnh vực hoạt động chuyên môn sâu, đòi
hỏi những quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp hết sức
chặt chẽ, đến nay, hành lang pháp lý cho hoạt động
kiểm toán của Việt Nam đến nay đã tuân thủ các
thông lệ, chuẩn mực của quốc tế, gồm Luật Kiểm
toán độc lập, nghị định hướng dẫn, hệ thống chuẩn
mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Cho đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 47 chuẩn
mực về dịch vụ kiểm toán, soát xét, dịch vụ đảm bảo
và các dịch vụ có liên quan khác cũng như chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Trước
xu hướng hội nhập sâu rộng tới đây, cần chú trọng
thúc đẩy tăng cường hội nhập quốc tế, tạo dựng mối
liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam
và các quốc gia trong khu vực, trên thế giới và các
tổ chức quốc tế; Chủ động tham gia vào quá trình
xây dựng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tể,
chuẩn mực kế toán công quốc tế, chuẩn mực kiểm
toán quốc tế thông qua các diễn đàn trong khu vực
và trên thế giới, đặc biệt chú ý đến tiếp tục cập nhật
chuẩn mực kiểm toán quốc tế, đảm bảo tuân thủ
chuẩn mực kiểm toán quốc tế…
Ba là,
đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức nghề
Kiểm toán quốc tế (ISA), Chuẩn mực Kế toán quốc tế
(IAS), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS),
góp phần đưa các chuẩn mực kế toán - kiểm toán
của Việt Nam gần hơn với quốc tế. Bên cạnh đó, các
công ty này đã tích cực tham gia các hoạt động kiểm
toán, tư vấn về mặt kế toán - kiểm toán hỗ trợ DN
Việt Nam niêm yết cổ phiếu hay phát hành, niêm yết
trái phiếu chuyển đổi ở các thị trường nước ngoài,
giúp các DN này hội nhập thành công vào thị trường
chứng khoán và thị trường vốn của khu vực và quốc
tế… Nhờ đó, đã có tác dụng lan tỏa, quảng bá hình
ảnh thị trường kiểm toán độc lập của Việt Nam.
Tại Hội nghị tổng kết và Lễ kỷ niệm 25 năm ngành
Kiểm toán độc lập Việt Nam vừa được Bộ Tài chính
và VACPA tổ chức ngày 24/6/2016, Bộ trưởng Bộ Tài
chính Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định, trải qua 25
năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, lĩnh vực
kiểm toán độc lập Việt Nam đã dần khẳng định vai
trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường và trở
thành bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản
lý vĩ mô, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất
nước. Hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu
cầu cần thiết để công khai, minh bạch thông tin tài
chính, phục vụ lợi ích của DN, các nhà đầu tư trong
và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ
cũng như lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Hoạt động
kiểm toán độc lập cũng góp phần thúc đẩy tính tuân
thủ của các DN và tổ chức kinh tế, làm lành mạnh
hóa môi trường đầu tư; góp phần phát hiện và phòng
ngừa các hành vi vi phạm của các DN và tổ chức kinh
tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành
kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh
doanh của DN.
Giải pháp phát triển lĩnh vực kiểm toán độc lập
trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Năm 2016, ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam
bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo, đúng vào
thời điểm nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn
phát triển mới với sự ảnh hưởng sâu rộng của các
hiệp định thương mại song và đa phương, TPP, AEC.
Trước xu thế hội nhập của nền kinh tế nói chung và
phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng cùng
với các yêu cầu ngày càng cao về tuân thủ, minh bạch
thông tin tài chính, quản lý của DN đang tạo ra không
ít cơ hội và thách thức cho DN kiểm toán độc lập,
đặc biệt là các DN trong nước trong việc cạnh tranh
khách hàng, nâng cao chất lượng, tạo dựng thương
hiệu, phát triển nguồn nhân lực… Do vậy, trong thời
gian tới, để các DN kiểm toán trong nước nói riêng và
thị trường dịch vụ kiểm toán độc lập nói chung phát
triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu đổi mới,
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...90
Powered by FlippingBook