30
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
định 49/2016/NĐ-CP đã kịp thời đưa ra 3 khoản mục
điều chỉnh. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 24, Nghị định
109/2013/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo đối với hành
vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ
phí của cơ quan thuế, đồng nghĩa với việc không chấp
hành thông báo của các cơ quan khác thì sẽ không
thể bị phạt. Tuy nhiên, Nghị định 49/2016/NĐ-CP đã
sửa khiếm khuyết này: Phạt cảnh cáo đối với hành vi
không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí
của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, không chỉ cơ
quan thuế, mà cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về
phí, lệ phí sẽ phải chấp hành thông báo của bất cứ cơ
quan có thẩm quyền nào.
Tước thẻ thẩm định về giá
Điểm đáng chú ý và được đông đảo dư luận quan
tâmcủaNghị định 49/2016/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung
một số điều quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý giá, đó là: Tước có thời hạn thẻ
thẩm định viên về giá; đình chỉ có thời hạn hoạt động
kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; đình chỉ có thời
hạn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
ngành thẩm định giá; đình chỉ quyền tự in hóa đơn,
quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; đình chỉ in hóa đơn.
Bên cạnh đó, buộc nộp vào Quỹ Bình ổn giá số tiền
do trích lập, sử dụng, hạch toán và kết chuyển không
đúng Quỹ Bình ổn giá; nộp ngân sách nhà nước số
tiền có được do hành vi vi phạm; trả lại khách hàng số
tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và
mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra. Đồng
thời, dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ
do tổ chức, cá nhân quy định; buộc thực hiện kê khai
hoặc đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy
định; tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy ấn phẩm có nội
dung thông tin sai phạm.
Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định, hủy kết quả
thẩmđịnh giá tại chứng thư thẩmđịnh giá; báo cáo cho
Bộ Tài chính nội dung về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá. Thu hồi và
không công nhận các chứng chỉ, giấy chứng nhận đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định
giá. Hoàn trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho các học
viên tham gia học; hoàn trả tiền phí, lệ phí cho người
nộp; hủy các hóa đơn; thực hiện thủ tục phát hành hóa
đơn theo quy định.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạmhành chính
trong lĩnh vực quản lý giá, phí, l phí, hóa đơn;
2. Chính phủ, Nghị định số 49/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày
27/5/2016 sửa đổi một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
3. Cổng thông tin đi n tử: Chinhphu.vn; mof.gov.vn; Tapchitaichinh.vn…
đã sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, để
đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật về giá đều
bị xử lý. Tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 3, Nghị định
109/2013/NĐ-CP quy định các cá nhân, tổ chức buộc
phải nộp vào quỹ bình ổn giá số tiền do sử dụng
không đúng quỹ này; nộp ngân sách nhà nước số
tiền có được do hành vi vi phạm. Đồng thời, phải
trả lại khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn
mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi
vi phạm gây ra... Theo quy định này thì nhiều hành
vi gian lận, vi phạm về giá chưa bị điều chỉnh. Còn
tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định 49/2016/NĐ-CP đã
quy định sửa đổi để “bịt” các lỗ hổng còn tồn tại của
Nghị định 109/2013/NĐ-CP. Theo đó, thay vì chỉ có
hành vi sử dụng không đúng quỹ bình ổn giá bị điều
chỉnh, thì những hành vi khác cũng sẽ bị buộc phải
nộp trả lại quỹ bình ổn giá.
Tương tự, tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định 49/2016/
NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung để có thể điều chỉnh
mọi hành vi vi phạm pháp luật về giá. Nếu như tại
Khoản 6, Điều 5, Nghị định 109/2013/NĐ-CP chỉ quy
định phạt 30-40 triệu đồng đối với các hành vi trích lập
và sử dụng không đúng quỹ bình ổn giá, thì tại Nghị
định 49/2016/NĐ-CP đã điều chỉnh thêm các hành
vi khác là kết chuyển và hạch toán quỹ bình ổn giá
không đúng theo quy định của pháp luật về giá; Tại
Khoản 7, Điều 5, Nghị định 109/2013/NĐ-CP chỉ quy
định phạt 40-60 triệu đồng đối với hành vi không trích
lập quỹ bình ổn giá, thì tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP
đã điều chỉnh thêm hành vi không kết toán quỹ bình
ổn giá. Điều 8 của Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng đã
được sửa đổi tương tự để điều chỉnh mọi hành vi vi
phạm pháp luật về giá.
Bên cạnh việc đưa ra các mức xử phạt trên, Nghị
định mới cũng quy định mức phạt vi phạm về phí, lệ
phí cao gấp đôi so với trước đây. Cụ thể, tại Điều 23,
Nghị định 109/2013/NĐ-CP, cá nhân tổ chức vi phạm
pháp luật về phí, lệ phí sẽ chỉ bị phạt 1-3 triệu đồng
với các hành vi: Không công khai chế độ thu phí, lệ phí
theo quy định; niêm yết hoặc thông báo không đúng
quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho người nộp
phí, lệ phí. Song, cũng vẫn là những hành vi này tại
Nghị định 49/2016/NĐ-CP đã được điều chỉnh mức
phạt lên 3-5 triệu đồng cho mỗi hành vi vi phạm pháp
luật về phí, lệ phí.
Theo đánh giá, điều chỉnh trên là hợp lý với bối
cảnh hiện nay, có như vậy mới đủ sức răn đe đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về phí, lệ phí. Còn
nữa, nếu như tại Điều 24, Nghị định 109/2013/NĐ-CP
chỉ có 2 khoản mục điều chỉnh, đồng thời quy định
quá cụ thể dẫn đến pháp luật bị “bỏ trống” thì ở Nghị