38
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
cho thấy, kế toán tài chính bị hạn chế về phạm vi
ứng dụng, bởi chính khái niệm “đơn vị kế toán”
của nó.
Mục đích của kế toán quản trị
Cung cấp các thông tin giúp các nhà quản trị
trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,
kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và ra các quyết định
liên quan đến việc huy động, sử dụng các nguồn
lực cho các hoạt động của đơn vị.
Phân tích, tư vấn giúp các nhà quản trị các giải
pháp nhằm nâng cao được tính kinh tế, hiệu quả,
hiệu lực của việc huy động, sử dụng các nguồn
lực, cũng như hiệu năng của bộ máy quản lý trong
quá trình điều hành các hoạt động của đơn vị.
+ Tính kinh tế (tiết kiệm) là tối thiểu hóa chi
phí huy động các nguồn lực để đạt được mục tiêu
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra. Tính kinh
tế nhằm trả lời các câu hỏi: Các nguồn lực đã được
mua đúng mức giá, đúng thời điểm, đúng chất
lượng, số lượng, phù hợp với yêu cầu của hoạt
động theo mục tiêu đã đặt ra với mức chi phí thấp
nhất chưa? Và nhà quản trị đã thiết lập những
biện pháp tác động nào để đảm bảo tính kinh tế
cho việc huy động các nguồn lực này?
+ Tính hiêu quả là đề cập đến mối quan hệ giữa
việc sử dụng nguồn lực với kết quả đầu ra được
tạo bởi các nguồn lực đó và trong việc thỏa mãn
mục tiêu. Tính hiệu quả đạt được khi với cùng
một nguồn lực đầu vào tạo ra được đầu ra nhiều
nhất (nguyên tắc tối đa); hoặc giảm thiểu nguồn
lực đầu vào cung cấp để tạo ra các đầu ra với số
lượng và chất lượng cố định (nguyên tắc tối thiểu).
Như vậy, tính hiệu quả nhằm hướng đến việc cải
thiện hoạt động hoặc để giảm giá thành, hoặc là
tăng năng suất và nó thường được đo lường bằng
cách so sánh giữa năng suất với các chỉ tiêu, mục
đích hoặc tiêu chuẩn được mong đợi.
+ Tính hiệu lực là khái niệm hướng đến cái cuối
cùng là đánh giá mức độ đạt được mục tiêu, mục
đích đã được định trước cho một hoạt động. Vì
vậy, tính hiệu lực là mối quan hệ giữa các mục
tiêu đề ra (kết quả mong đợi) với kết quả thực tế
và mục tiêu đạt được.
+ Hiệu năng của bộ máy quản lý là năng lực
quản lý, vận hành một tổ chức bao gồm những
cán bộ nhân viên có năng lực và trách nhiệm đạo
đức nghề nghiệp trong quá trình hoạt động, thể
hiện ở hiệu suất công tác, hiệu quả hoạt động của
từng bộ phận và cả tổ chức. Tức là, hoạt động của
họ mang tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả
cao.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đơn
vị. Đơn vị phải tiến hành các hoạt động (Mối quan
hệ mục tiêu - hoạt động). Các hoạt động diễn ra
ở các trung tâm trách nhiệm hoặc trung tâm thực
hiện (Mối quan hệ hoạt động – trung tâm). Các
trung tâm này là nơi tiêu dùng các nguồn lực đầu
vào (Mối quan hệ trung tâm – nguồn lực đầu vào).
Đồng thời, thông qua quy trình hoạt động (hoặc
quy trình công nghệ sản xuất, chế biến) sẽ kết hơp
các nguồn lực đầu vào tạo ra được các sản phẩm,
kết quả đầu ra (Mối quan hệ nguồn lực đầu vào
- hoạt động – sản phẩm, kết quả đầu ra). Các kết
quả đầu ra sẽ góp phần đáp ứng được mục tiêu,
nhiệm vụ của đơn vị (mối quan hệ kết quả đầu
ra - mục tiêu).
Kế toán quản trị mô tả phản ánh các hoạt động
của doanh nghiệp cũng như cách thức huy động
và sử dung các nguồn lực của các bộ phận trong
doanh nghiệp trong quá trình tạo ra sản phẩm.
Mặt khác, thông qua đối tượng là nguồn lực và
hoạt động, kế toán quản trị cũng phản ánh sự vận
động của luồng chu chuyển chi phí, phản ánh
mối quan hệ giữa nguồn lực - hoạt động - chi phí
sản phẩm. Thật vậy, chi phí là sự tiêu hao của các
nguồn lực đầu vào. Các bộ phận là nơi tiêu dùng
nguồn lực, cho nên cũng chính là nơi phát sinh chi
phí. Sản phẩm là kết quả các hoạt động và là nơi
gánh chịu, kết tinh chi phí đã tiêu dùng vào hoạt
động. Để xác định giá thành sản phẩm phải xác
định được chi phí của các hoạt động cần thiết tạo
ra sản phẩm. Để tác động giá phí của sản phẩm
phải tác động lên giá phí của các hoạt động tạo
nên sản phẩm.
Tóm lại, đối tượng của kế toán quản trị bao
gồm các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố
nguồn lực – hoạt động - chi phí - mục tiêu quản
trị. Trong tất cả các yếu tố này, mục tiêu của nhà
quản trị là nhân tố đầu ra, nhân tố cuối cùng, nhân
tố biến động nhất nhưng lại có ý nghĩa quyết định
chi phối đến các yếu tố còn lại. Chính mục tiêu
của nhà quản trị cũng như các yêu cầu và trình độ
quản lý của nhà quản trị luôn thay đổi, phát triển
và không giống nhau giữa các doanh nghiệp và
giữa các thời kỳ của chính doanh nghiệp đó, nên
kế toán quản trị và những vấn đề thuộc nội dung
nghiên cứu, ứng dụng của nó sẽ không ngừng
thay đổi và phát triển đồng hành cùng với sự phát
triển của doanh nghiệp.
Vì vậy, mục tiêu quản trị là nhân tố đầu tiên
phải được làm rõ trước khi giải quyết tất cả các
vấn đề khác của kế toán quản trị. Mặt khác, khi
nghiên cứu đối tượng của kế toán quản trị cũng