TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 38

40
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Sự phát triển của lý thuyết tài chính hiện đại
được đặt nền móng từ công trình nghiên cứu về
cấu trúc tài chính của hai nhà kinh tế đạt giải Nobel
Kinh tế là Franco Modigliani và Merton Miller (lý
thuyết M&M). Ban đầu, trong nghiên cứu vào năm
1958, khi chưa xét đến tác động của thuế thu nhập
DN (TNDN), lý thuyết M&M cho rằng, không có cơ
cấu vốn tối ưu cho DN. Trong nghiên cứu tiếp theo
vào năm 1963, khi tính đến thuế TNDN, M&M chỉ
ra rằng, giá trị của công ty có vay nợ lớn hơn giá trị
công ty không có vay nợ một lượng bằng thuế suất
nhân với giá trị của nợ vay, do đó lý thuyết M&M
cho rằng, việc tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính
sẽ nâng cao giá trị DN.
Sau nghiên cứu của M&M, nhiều nghiên cứu lý
thuyết khác nhau đã phát triển để giải thích việc
lựa chọn cấu trúc tài chính của DN. Lý thuyết đánh
đổi do Kraus và Litzenberger (1973) khởi xướng,
tiếp tục được phát triển ở nghiên cứu của Myers
(1984) và các công trình nghiên cứu khác. Ban
đầu lý thuyết đánh đổi được ra đời nhằm phản
bác lại lý thuyết của M&M, vì trong nhiều trường
hợp lợi ích của việc sử dụng nợ vay sẽ bằng không
hoặc âm. Ví dụ, khi DN kinh doanh không hiệu
quả và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
(hay nguy cơ phá sản). Khả năng DN rơi vào tình
trạng phá sản phụ thuộc một phần vào rủi ro kinh
doanh, nhưng phần khác phụ thuộc vào chính sách
huy động, quản lý, điều hành và sử dụng vốn của
DN. Kraus và Litzenberger (1973) đưa ra nhận xét
Cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp
Đứng trên góc độ quản lý nguồn vốn, cấu trúc
tài chính của doanh nghiệp (DN) là mối tương quan
tỷ lệ giữa Nợ và Vốn chủ sở hữu. Một cấu trúc tài
chính được coi là tối ưu khi chi phí sử dụng vốn
trung bình thấp nhất, đồng thời khi đó giá trị DN
đạt được là lớn nhất. Hiệu quả tài chính DN là hiệu
quả của việc huy động, sử dụng và quản lý vốn
trong DN (Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi
Nguyên, 2001). Để đánh giá được cấu trúc tài chính
của DN đã tối ưu hay chưa, có mang lại giá trị tối
đa về hiệu quả tài chính hay không, cần có chỉ tiêu
để đo lường, đánh giá chỉ tiêu tài chính và hiệu quả
tài chính một cách hợp lý.
Khái niệm về cấu trúc tài chính của DN có nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Stephen A.Ross W.
Westerfield và Bradford D. Jordan (2003), cấu trúc
tài chính của một DN là sự kết hợp giữa việc sử
dụng vốn nợ và vốn chủ sở hữu theo một tỷ lệ nhất
định để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN. Theo Colin Firer và cộng sự (2004), cấu trúc
tài chính đề cập đến sự pha trộn của nợ và vốn chủ
sở hữ mà một DN sử dụng để tài trợ cho các hoạt
động của DN. Macguigan và cộng sự (2006) lại định
nghĩa “cấu trúc tài chính là sự kết hợp giữa nợ ngắn
hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi
và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho
hoạt động của DN”.
CHỈ TIÊUĐÁNHGIÁ CẤUTRÚC TÀI CHÍNH
VÀHIỆUQUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANHNGHIỆP
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY, ThS. NGUYỄN THỊ HẠNH DUYÊN
- Đại học Vinh
Một cấu trúc tài chính phù hợp có vai trò quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu
cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân, tổ chức liên quan và hoạt động của doanh nghiệp, mà
còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường
cạnh tranh. Bài viết tổng quát hóa các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về chỉ tiêu tài chính,
hiệu quả tài chính cũng như các chỉ tiêu nhằm đo lường hai khái niệm trên để đưa ra cái nhìn tổng
quát, đồng thời gợi mở cho các nghiên cứu về vấn đề này.
Từ khóa: Cấu trúc tài chính, chỉ tiêu tài chính, vốn chủ sở hữu, hiệu quả tài chính.
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...90
Powered by FlippingBook