TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
63
đào tạo. Xây dựng cơ chế liên kết dạy nghề theo
nhu cầu của các DN; khuyến khích và hỗ trợ các
hình thức phối hợp đa dạng giữa các trường nghề,
trung tâm dạy nghề với các địa phương khác trong
đào tạo. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
các vùng nông thôn, vùng miền núi, nhất là các kỹ
năng nghề nghiệp theo yêu cầu của DN; khuyến
khích và hỗ trợ các DN, nâng cao trình độ và kỹ
năng của người lao động theo nhu cầu thực tế của
phát triển sản xuất, kinh doanh trong các ngành,
nghề ưu tiên phát triển trên địa bàn Tỉnh.
Thứ năm,
tập trung đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho các dự án kinh tế trọng điểm của
Tỉnh như: Luyện kim, hoá chất, khai thác mỏ,
tuyển khoáng, xây dựng và vận hành máy thuỷ
điện các vùng dự án, dịch vụ kỹ thuật cao…
Thứ sáu,
tập trung những nghề phục vụ cho
các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, chế biến
nông lâm thuỷ sản, quy trình kỹ thuật, công nghệ
sau thu hoạch, các nghề truyền thống… tạo điều
kiện để người lao động tiếp cận và ứng dụng kỹ
thuật mới vào sản xuất, tăng năng suất lao động,
cải thiện đời sống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
lao động ở khu vực nông thôn.
Thứ bảy,
nghiên cứu và ban hành các chính
sách, quy định (đặc thù), khuyến khích sự phát
triển thị trường nông nghiệp, nông thôn, thu hút
các DN đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ cho đời sống dân sinh... đến cụm xã để
đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc
làm và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
cơ cấu lao động, khai thác tối đa tiềm năng, thế
mạnh của các địa phương nhằm phát triển kinh tế
và giảm nghèo bền vững.
Thứ tám,
nghiên cứu hình thành Quỹ Hỗ trợ
công tác đào tạo nghề từ nguồn ngân sách địa
phương để có thêm nguồn lực đầu tư và hỗ trợ
phát triển khi nguồn kinh phí Trung ương cấp về
muộn hoặc quá thấp so nhu cầu thực tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV;
2. Đề án Đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Lào Cai giai đoạn
2011 – 2015.
phú; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề co
nơi chưa tơi thôn, ban va ngươi lao động; nhưng
ngươi tham gia công tác tuyên truyền, tư vân hoc
nghê chưa chuyên nghiêp...
Giải pháp phát triển lực lượng lao động gắn với
công tác đào tạo nghề ở Lào Cai
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa
XV (9/2015) nêu rõ: “Tập trung nguồn lực đầu tư
cho nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng
nông thôn mới, chú trọng sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên đầu tư, phát
triển kinh tế cửa khẩu, du lịch. Phát triển kinh
tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
nâng cao đời sống của nhân dân; xây dựng gia
đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. Nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao,
thông tin - truyền thông, khoa học - công nghệ
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động
bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội… Đến năm
2020, Lào Cai trở thành Tỉnh phát triển của khu
vực Tây Bắc và là Tỉnh khá của vùng miền núi
phía Bắc.”.
Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, thời gian tới
Tỉnh Lào Cai cần tập trung triển khai thực hiện
đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất,
tích cực triển khai hiệu quả công tác
tuyên truyền chính sách, pháp luật về lao động,
việc làm và đào tạo nghề với phương châm “đa
dạng về hình thức, phong phú về nội dung”,
nhằm tuyên truyền công tác đào tạo nghề trở
thành hoạt động thường xuyên, liên tục.
Thứ hai,
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm
tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công
tác đào tạo nghề, đặc biệt là cấp cơ sở. Các ngành,
địa phương cần xác định rõ ngành nghề, nhu cầu
và số lượng lao động cần đào tạo, đồng thời thực
hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo
quy định.
Thứ ba,
tập trung vào công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ ở cơ sở. Sắp xếp đủ biên chế giáo viên, đặc biệt
là giáo viên cơ hữu cho các trường, trung tâm dạy
nghề công lập.
Thứ tư,
nhân rộng các hình thức đào tạo nghề
gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao
các kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ
nông dân; phát triển các mô hình tốt trong đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, các vùng sản xuất
chuyên canh, tạo cơ hội việc làm cho lao động sau
Đến hết năm 2014, tỉnh Lào Cai tổ chức tuyển
sinh và đào tạo nghề cho khoảng 49.388 người,
trong đó Cao đẳng nghề: 1.670/2.320 người;
Trung cấp nghề: 7.341 người; Sơ cấp nghề và
dạy nghề dưới 3 tháng: 42.318 người.