Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
65
Thứ năm,
xây dựng chính sách đào tạo cán bộ
và nhân lực. Doanh nghiệp cần tập trung các vấn
đề sau: (i) Nâng cao chất lượng đào tạo dạy nghề
tối thiểu đạt mặt bằng khu vực; (ii) Mở rộng hình
thức đào tạo tại chỗ, gắn đào tạo với việc sử dụng
lao động; (iii) Khuyến khích các doanh nghiệp lớn
tổ chức đào tạo lao động cho mình và doanh nghiệp
khác; (iv) Các trung tâm đào tạo cần xây dựng các
chương trình hợp tác với nước ngoài.
Đối với tầm vi mô
Thứ nhất,
cần xây dựng chiến lược phát triển
trong dài hạn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải
tự thiết lập cho mình những kế hoạch dài hạn, đưa
ra những dự báo về thị trường, xu thế thời trang…
Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần tập trung
vốn vào đầu tư công nghệ, chuyên môn hóa dây
chuyền sản xuất theo mặt hàng, tin học hóa phương
thức quản lý…
Thứ hai,
nâng cao hoạt động tổ chức sản xuất.
Phải có sự liên kết chặt chẽ giữa ngành Dệt và
May, tạo thành khối thống nhất và trở thành một
dây chuyền sản xuất khép kín. Ngành May cần
tập trung đầu tư vào công tác thiết kế thời trang,
xây dựng lực lượng đàm phán và tổ chức sản xuất
theo phương thức sản xuất tự chủ về nguyên liệu.
Còn ngành Dệt cần đặt trọng tâm vào các nhà máy
nhuộm và hoàn tất.
Thứ ba,
nâng cao trình độ công nghệ. Bên cạnh
việc tiếp tục sử dụng các máy móc thiết bị vẫn còn
khả năng sản xuất thì cần đẩy nhanh đầu tư, ứng
dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của thị trường.
Thứ tư,
khai thác thị trường trong và ngoài
nước. Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
và tạo sự khác biệt với các sản phẩm của các đối
thủ cạnh tranh.
Thứ năm,
đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho hoạt động sản xuất nguyên liệu dệt may.
Thứ sáu,
chú trọng đầu tư công tác quảng bá
thương hiệu đối với thị trường nội địa và tiến tới thị
trường nước ngoài.
rất yếu. Mỗi lô vải giao cho công ty may, khi có vấn
đề trục trặc công ty dệt tại Nam Định mất khoảng từ
3 ngày trở lên để giải quyết. Thêm vào đó, các doanh
nghiệp Nam Định chưa có nhiều ưu đãi, khuyến mãi
cho khách hàng nhập khẩu số lượng lớn.
Một trong những nguyên nhân quan trọng
nữa làm cho ngành sản xuất nguyên liệu dệt may
Nam Định phát triển kém như hiện nay vì doanh
nghiệp tỉnh Nam Định thường làm ăn kiểu “ăn
xổi”, không tập trung vốn đầu tư nhà xưởng, chỉ
nhập nguyên liệu về bán lại thu lợi nhuận ngay;
ngần ngại hợp tác, liên kết với các đối tác khác
trong và ngoài nước; nguồn lao động quản lý và
kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân tay nghề cao thì
lại vừa thiếu và vừa yếu, trình độ còn rất hạn chế.
Ngay ở tầm hoạch định vĩ mô, so với một số tỉnh
thành đi trước, Nam Định cũng có vẻ chậm chân
hơn, khi đến nay chỉ mới bước đầu nghiên cứu và
xây dựng các ưu đãi phát triển ngành công nghiệp
sản xuất nguyên liệu may.
Lời giải cho ngành nguyên liệu dệt may
tỉnh Nam Định?
Đối với tầm vĩ mô
Thứ nhất,
cần xây dựng định hướng phát triển
hợp lý cho hoạt động sản xuất nguyên liệu dệt may
của tỉnh Nam Định. Định hướng thể hiện cụ thể qua
các quy hoạch tổng thể phát triển ngành sản xuất
nguyên liệu dệt may. Đặc biệt, cần xác định rõ loại
nguyên liệu nào cần và có thể đầu tư trong nước, thì
nên tập trung vốn và chuyển giao công nghệ để tự
sản xuất.
Thứ hai,
tăng cường liên kết giữa các doanh
nghiệp. Để tổ chức có hiệu quả việc liên kết, trước
hết cần củng cố và nâng cao vai trò hoạt động của
các hiệp hội, tổ chức chính phủ và phi chính phủ
thông qua sự hỗ trợ về kỹ thuật, tư vấn quản lý và
tài chính.
Thứ ba,
hoàn thiện chính sách nội địa hóa của
Tỉnh. Để thực hiện tốt điều này tỉnh Nam Định cần
triển khai một số công việc sau: (i) Thực hiện hợp
lý chính sách “nội địa hóa” với các biện pháp hỗ
trợ cần thiết; (ii) Thực hiện chiến lược phát triển thị
trường nội địa.
Thứ tư,
hoàn thiện chính sách đầu tư. Ban lãnh đạo
Tỉnh cần quan tâm hỗ trợ bằng các chính sách hữu
hiệu về chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền, sở
hữu trí tuệ… Tạo ra môi trường hấp dẫn đầu tư vào
Ngành Dệt may Nam định bằng việc nâng cao chất
lượng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính theo
hướng tinh gọn, duy trì cơ chế “một cửa”.
Mặt tích cực của quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”
là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công
nghiệp dệt, giúp nâng cao giá trị gia tăng của
sản phẩm may xuất khẩu và giúp ngành Dệt
may phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên, thực
tế là nhiều doanh nghiệp ngành Dệt may Việt
Namnói chung và Dệt may NamĐịnh nói riêng
chưa chủ động được về nguồn nguyên liệu.
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...97
Powered by FlippingBook