Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 52

54
pháp phát triển du lịch tiết kiệm nhưng hiệu quả khi
mà biên giới du lịch giữa các địa phương đã không
còn hiện hữu, thay vào đó là một điểm đến chung
thống nhất với sự đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thế
riêng biệt vùng miền. Mỗi vùng có thế mạnh về vị
trí địa lý, nguồn lực phát triển, tiềm năng du lịch. Vì
vậy, cần kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những
sản phẩm du lịch hấp dẫn theo từng nhóm loại hình
cung cấp cho du khách. Trong đó, sự hợp tác, liên
kết phát triển du lịch của 3 địa phương Huế - Quảng
Nam – Đà Nẵng là một minh chứng.
Trong những năm qua, sự phối hợp tổ chức các
hoạt động chung của 3 tỉnh đã tạo nên những thuận
lợi nhất định từ công tác quản lý nhà nước đến xác
định thị trường trọng điểm, xây dựng sản phẩm đặc
thù. Tại Hội nghị tổng kết hoạt động liên kết du lịch
3 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên
Huế diễn ra tại Đà Nẵng mới đây, cho thấy hiệu
quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chung của 3
địa phương là rất tốt, nhất là sự chủ động trong xây
dựng kế hoạch, quảng bá, giới thiệu, qua đó giúp
tiết giảm chi phí cho mỗi địa phương nhưng vẫn
làm cho sản phẩm mang tính liên vùng. Việc bắt tay
liên kết trong các hoạt động quảng bá du lịch cũng
như trong xây dựng chính sách quản lý, phát triển
sản phẩm, nguồn lực du lịch trong những năm qua
đã góp phần từng bước định vị thương hiệu du lịch
3 địa phương như một điểm đến có giá trị và thú vị
nhất ở Việt Nam với nhiều sản phẩm đa dạng, chất
lượng dịch vụ tốt.
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động chung,
nhất là trong công tác quảng bá xúc tiến, du lịch
Thực trạng liên kết vùng
Theo các chuyên gia kinh tế, du lịch sẽ trở thành
ngành công nghiệp đóng góp một phần quan trọng
cho phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Với tính
chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển của ngành
công nghiệp du lịch không chỉ nằm trong một tỉnh
mà luôn phải vươn ra khỏi phạm vi hành chính địa
phương, một quốc gia, một khu vực. Việc Việt Nam
gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay
giúp người dân đi lại tự do và một nghiên mới đây
của Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho thấy trong 10
– 15 năm tới, số người trung lưu khu vực châu Á –
Thái Bình Dương tăng nhanh mà giới trung lưu tăng
lên thì họ đi du lịch nhiều hơn, tiêu tiền nhiều hơn.
Đây chính là cơ hội rất tốt cho ngành Du lịch Việt
Nam tận dụng cơ hội thu hút khách.
Trước áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, hiện
nay việc gắn kết, cùng phát triển du lịch giữa các
địa phương đã được triển khai và có nhiều sự thuận
lợi hơn nhờ cơ sở hạ tầng đang ngày càng được Nhà
nước đầu tư xây dựng nhằm phục vụ phát triển
kinh tế đất nước. Theo TS. Trần Du Lịch, nếu không
liên kết phát triển du lịch, để địa phương nào cũng
tự phát sẽ “phá” tiềm năng, không tạo ra được sản
phẩm có sức cạnh tranh với các nước ASEAN. Trong
khi đó, PGS.,TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện
Kinh tế Trung ương lại cho rằng, nếu không có
chiến lược liên kết phát triển du lịch thì tai nguyên
sẽ bị khai thác đến… hoang tàn. Thực tế cũng cho
thấy, liên kết vùng chính là một trong những giải
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
LIÊNKẾT PHÁT TRIỂNDU LỊCH:
NHÌNTỪTHỰC TẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
NCS. NGUYỄN THỊ DUY PHƯƠNG
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Trong điều kiện hội nhập, đặc biệt sau sự kiện Việt Nam tham gia TPP và AEC, liên k t du
lịch là vấn đề tất y u đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai th c lợi th tiềm năng đưa
ngành du lịch ph t triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn
cho ngân s ch địa phương.
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...97
Powered by FlippingBook