TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
59
Hoàn thiện các quy định liên quan đến đất đai,
nhà ở; đồng thời kiến nghị xem xét việc mở rộng đối
tượng, nới lỏng điều kiện để tổ chức, cá nhân nước
ngoài được quyền sở hữu nhà ở gắn với quyền sử
dụng đất và tài sản khác tại Việt Nam, cũng như
đơn giản hóa các quy trình, thủ tục này để họ có
điều kiện an cư lập nghiệp xác định làm ăn lâu dài
tại Hà Nội.
Thứ tư,
nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý
Nhà nước trong thu hút FDI, thúc đẩy sự tham gia
của toàn xã hội trong thu hút.
Thứ năm,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cần đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức bằng
các cơ chế thu hút và sử dụng nhân tài; đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn sâu
về quản lý ở các lĩnh vực từ cấp thành phố đến cơ
sở; đ ổi mới toàn diện và tạo sự chuyển biến căn bản
về chất lượng bộ máy hành chính trên cả ba phương
diện: cán bộ, tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu
cầu tuyển dụng lao động trong KCN.
Thứ sáu,
thực hiện các biện pháp để khắp phục,
hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá
trình thu hút dòng vốn FDI vào KCN. Hoàn thiện
các quy định nhằm hướng dẫn và kiểm soát môi
trường trong các KCN. Hoàn thiện hệ thống quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu hao năng lượng,
về đánh giá tác động môi trường đối với các doanh
nghiệp FDI đầu tư gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm
môi trường. Ban hành quy định về phòng ngừa,
giảm thiểu ô nhiễm và giám sát môi trường, quy
định giới hạn lượng phát thải…
Thứ bảy,
tăng cường công tác xúc tiến đầu tư
vào các KCN Hà Nội cần bố trí kinh phí cho các
hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN, nên tập
trung xúc tiến tại các thị trường trọng điểm như
Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN (Singapore, Thái
Lan, Malaysia), Hoa Kỳ, Đức, Anh... Các hoạt động
xúc tiến đầu tư cần tập trung quảng bá các ngành
và lĩnh vực Hà Nội có thế mạnh thu hút như các
ngành dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,
giáo dục – y tế chất lượng cao, nông nghiệp chất
lượng cao...
vốn FDI vào Hà Nội nói chung và các KCN nói riêng
trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải
pháp sau:
Thứ nhất,
tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với các KCN nhằm quản lý hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Coi cải cách hành chính là giải
pháp mang tính đột phá nhằm cải thiện môi trường
đầu tư; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) của Hà Nội. Chính quyền và Ban quản
lý KCN cần sát cánh với các nhà đầu tư FDI giải
quyết những khó khăn về các thủ tục hành chính
cùng những khó khăn phát sinh trong tiến trình
hoạt động kinh doanh.
Thứ hai,
nâng cao chất lượng và hiệu quả công
tác quy hoạch, Hà Nội cần hợp tác với các bộ,
ngành, địa phương, các tổ chức DN trong nước.
Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch ngành,
lĩnh vực và quy hoạch phân khu để các ngành, các
đơn vị có cơ sở rà soát và lập danh mục kêu gọi
đầu tư, cũng như cập nhật được thông tin cho các
nhà đầu tư biết và định hướng đầu tư cho phù hợp.
Hỗ trợ thông tin liên quan đến đầu tư và khả năng
tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh:
Cung cấp thông tin chung về quy hoạch, kế hoạch
phát triển; Triển khai các chương trình, hoạt động
thu hút đầu tư FDI vào các KCN Hà Nội; Xây dựng
và thực hiện các cơ chế phối hợp, hợp tác giữa Hà
Nội với các bộ, ngành và các địa phương theo
hướng rõ lĩnh vực, rõ việc, tạo điều kiện mở rộng
thị trường, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các
doanh nghiệp FDI trong các KCN Hà Nội với các
doanh nghiệp trong nước.
Thứ ba,
xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính
sách thu hút đầu tư FDI; định hướng phát triển các
khu công nghiệp chuyên ngành, tăng cường đối
thoại và phản biện xã hội. Xây dựng chính sách ưu
đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút FDI
giai đoạn 2016-2020 và phù hợp với quy định của
Chính phủ. Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vừa và
nhỏ phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa phương;
đồng thời, chú ý thu hút và chăm sóc những nhà
đầu tư lớn, có sử dụng công nghệ cao, hiện đại,
thân thiện với môi trường.
Thực hiện chính sách ưu đãi về vay vốn, lãi
suất, thuế đối với những dự án FDI trong các
KCN có sự thân thiện môi trường, công nghiệp
tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại ít gây
ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao
hay doanh nghiệp tạo ra phương thức sản xuất và
kinh doanh mới.
Các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được
607 dự án trong đó, 315 dự án đầu tư nước
ngoài, vốn đăng ký trên 4,9 tỷ USD; 292 dự án
đầu tư trong nước vốn đăng ký gần 11.700 tỷ
đồng. Tổng mức thu hút đầu tư năm 2015 đạt
72,1% so với kế hoạch dự kiến và cao hơn 46%
của năm 2014.