TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
57
USD đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI (chiếm
16,9% về số dự án và 10,07% về vốn đầu tư đăng ký).
Chỉ tính riêng thu hút FDI năm 2015 vào Hà
Nội đạt 1,4 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 1.100 triệu
USD (tăng 8% so năm 2014). Các dự án có vốn giải
ngân lớn như: Ngân hàng BNP Paribas - Chi nhánh
Hà Nội (75 triệu USD); Công ty TNHH Aeon Mall
Himlam (46,6 triệu USD); Dự án Tây hồ Tây (30
triệu USD); Lotte Coralis (30 triệu USD. Đa số các dự
án FDI trên địa bàn Hà Nội được đầu tư theo hình
thức 100% vốn nước ngoài (chiếm khoảng 76%), còn
lại thuộc hình thức khác như liên doanh, hợp đồng
hợp tác kinh doanh.
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở Hà Nội
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030,
TP. Hà Nội sẽ có 33 khu công nghiệp (KCN), khu
công nghệ cao với diện tích khoảng 6.693 ha. Có 05
KCN trong danh mục quy hoạch phát triển các KCN
cả nước đến năm 2020, nhưng đang trong giai đoạn
lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích
khoảng 1.749,5 ha (KCN Đông Anh, KCN Nam Phú
Cát, KCN Thanh Mỹ - Xuân Sơn, KCN Kim Hoa -
phần diện tích thuộc địa bàn Hà Nội).
Đến nay, Hà Nội đã và đang phát triển 19 KCN,
khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 4.121,2 ha.
Trong đó có 08 KCN được thành lập và đi vào hoạt
động với diện tích quy hoạch gần 1.231 ha, diện tích
đất công nghiệp khoảng 952,5 ha, đã lấp đầy trên
90%. Ngoài ra, có 07 KCN đã có quyết định thành
lập đang trong giai đoạn triển khai chuẩn bị đầu tư
và xây dựng với tổng diện tích 1140,7 ha. Trong 8 khu
Thực trạng thu hút FDI vào Hà Nội
Sau 27 năm, từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài và
thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc
tế đến năm 2015, đã có 105 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Việt Nam; trong đó có 63 quốc gia và vùng lãnh
thổ đầu tư vào Hà Nội dẫn đầu là Hàn Quốc, tiếp
theo là Nhật Bản, Singapore, Malaysia...
Hàn Quốc hiện có 940 dự án có tổng vốn đầu tư
đăng ký 5,3 tỷ USD (chiếm 21% tổng số dự án và
14% tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam).
Trung bình mỗi dự án FDI của Hàn Quốc đạt 8,78
triệu USD, bằng 63% quy mô trung bình các dự án
FDI tại Việt Nam; Nhật Bản với 706 dự án có tổng
vốn đầu tư đăng ký 4,734 tỷ USD (chiếm 11% tổng
vốn đầu tư). Quy mô vốn bình quân 1 dự án là 14,1
triệu USD/dự án; Singapore đứng thứ 3, với 228 dự
án đầu tư vào Hà Nội với 4,2 tỷ USD tổng vốn đầu
tư (chiếm 16% tổng số dự án và 12,7% tổng vốn đầu
tư của Singapore tại Việt Nam); Malaysia đứng thứ
4, các dự án tập trung vào lĩnh vực bất động sản
chiếm tỷ trọng vốn lớn tới 50% trong tổng vốn đầu
tư của Malaysia tại Hà Nội.
Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn Hà Nội có
3.515 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng
ký (lũy kế) đạt 26.761 triệu USD, chiếm trên 26% vốn
đầu tư đăng ký của cả nước, vốn đầu tư thực hiện
luỹ kế đạt khoảng 12,5 tỷ USD (chiếm khoảng 43%)
do một số dự án đã giải thể, chuyển đổi thành 100%
vốn trong nước hoặc chuyển địa phương khác. Tính
riêng giai đoạn 2012-2015, Hà Nội thu hút được 1.116
dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,372 tỷ
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGTHUHÚT FDI
VÀO CÁC KHU CÔNGNGHIỆPHÀNỘI
ThS. VÕ THỊ VÂN KHÁNH
- Học viện Tài chính
Với những lợi th vượt trội so với nhiều tỉnh, thành kh c, Hà Nội được đ nh gi là điểm thu
hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn trong những năm qua, đặc biệt là vào c c khu công nghiệp.
Tuy nhiên, làm th nào để giữ vững được vị th và ti p tục thu hút mạnh mẽ hơn nữa
nguồn vốn này đang là vấn đề đặt ra…