TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
67
nhấn mạnh tới việc tăng cường năng lực của người
lao động nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu công
việc tại chỗ và nhu cầu di chuyển lao động nội bộ
ngành, ra khỏi ngành và di chuyển giữa các vùng.
Trong đó, cần tập trung nâng cao chất lượng đào
tạo nghề; nâng cao thể lực cho người lao động nông
thôn. Việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn
góp phần đẩy mạnh khuất khẩu lao động. Lao động
có trình độ tay nghề, sức khỏe tốt sẽ cạnh tranh được
với nguồn lực lao động của các nước khác.
Ba là, thực hiện phân bố lại dân cư và cân đối lại lao
động giữa các tiểu vùng và các ngành theo từng giai đoạn
Tỉnh cần có những chủ trương trong việc phân bố
lại dân cư và cân đối lại lao động giữa các ngành, các
vùng theo các chương trình và dự án theo hướng:
Tăng dân cư vùng miền núi để khai thác tiềm năng
đất đai còn rộng lớn hiện đang chưa khai thác hoặc
khai thác chưa hiệu quả để phát triển tài nguyên rừng,
phát triển sản xuất nông lâm kết hợp, cây ăn quả…;
Tăng nhanh dân số thành thị và các trung tâm, cụm
điểm dân cư để hình thành các trung tâm kinh tế, đẩy
nhanh quá trình đô thị hóa. Chuyển dần lao động
nông nghiệp thuần túy sang hoạt động ngành nghề
lao động công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Cùng với việc phân bố dân cư, cân đối lại lao
động thì việc phát triển các tiểu vùng kinh tế cũng
cần được thành phố chú trọng, trong đó: Tập trung
huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh quá trình đô
thị hóa các phường trung tâm thành phố. Tập trung
đầu tư đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái... Đối với
vùng đồng bằng, cần phát huy thế mạnh để chuyển
dịch cơ cấu lao động, từng bước hình thành các điểm
dịch vụ sản xuất công nghiệp mới ở dọc đường đoạn
đi qua thành phố, dọc đường tránh Thành phố. Đối
với vùng đồi núi, phát huy lợi thế về đất đai để phát
triển nông - lâm nghiệp theo hướng trồng rừng kinh
tế, thâm canh cây công nghiệp xuất khẩu như cao su,
hồ tiêu, vùng cây ăn quả…
Bốn là, thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế và
chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch
cơ cấu lao động
Tỉnh cần đẩymạnh chính sách hỗ trợ vốn cho người
dân phát triển sản xuất, hỗ trợ người nghèo, phát triển
quỹ tín dụng nhân dân, chính sách vay vốn đối với
người lao động trong diện thu hồi đất nhằm tạo điều
kiện cho họ chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang
hoạt động ở khu vực phi nông nghiệp; Tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
tiếp cận chính sách kích cầu của Chính phủ và các
chính sách khác để đầu tư phát triển kinh tế, xã hội
giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…
chất lượng lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển
của tỉnh với tốc độ nhanh theo hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa.
Một số giải pháp trọng điểm đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu lao động
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa là tăng nhanh tỷ trọng giá trị của các ngành
công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tương
đối tỷ trọng giá trị nông nghiệp. Cùng với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu dẫn đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở
những phân tích, đánh giá thực trạng hiện nay và để
đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, Thanh Hóa cần tiến hành đồng bộ các giải pháp:
Một là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu
sản xuất trên địa bàn
Chuyển dịch cơ cấu lao động phải tạo được sự
chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Sự thay đổi
cấu trúc ngành nghề trong nền kinh tế là yếu tố cơ
bản quyết định đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động.
Trong mối quan hệ này, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phải đi trước tạo tiền đề cho sự dịch chuyển lao động
từ ngành này sang ngành khác và dần hình thành cơ
cấu lao động hợp lý. Trong đó, trong lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ: Tập trung phát triển công nghiệp,
dịch vụ để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, giải quyết
việc làm, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của
ngành xây dựng và ngành dịch vụ.
Định hướng phát triển công nghiệp tập trung
một số ngành, nghề tiềm năng thế mạnh như: Công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trên cơ sở xây
dựng vùng nguyên liệu ổn định, có khả năng thu hút
nguyên liệu từ các vùng lân cận; Tiếp tục phát triển
ngành sản xuất vật liệu xây dựng, kết hợp sử dụng
công nghệ, thiết bị tiên tiến của thế giới với công
nghệ sản xuất trong nước để nâng cao năng suất chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm...
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Tiếp tục phát triển nền
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp
cơ chế thị trường. Từng bước thực hiện công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao
năng suất và tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo
nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và năng
động nhất trong các nguồn lực. Vì vậy, thời gian
tới, Tỉnh cần phải có chiến lược nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực một cách toàn diện. Giải pháp này