68
có 11 phần, mỗi phần được giảng dạy trong vòng
1,5-2 tiếng, bằng 10 thứ tiếng khác nhau và có cả
phiên bản cho người khiếm thị, phiên bản tự học
và phiên bản có người hướng dẫn. Nội dung được
điều chỉnh và bổ sung thường xuyên để nắm bắt
được những thay đổi trong luật, quy định trong
ngành Tài chính ngân hàng hoặc những thay đổi
trong bối cảnh, môi trường hoạt động, sản phẩm,
dịch vụ tài chính ngân hàng.
Giáo trình này được cung cấp miễn phí cho
hơn 2,75 triệu người dân trên khắp nước Mỹ ở
nhiều lứa tuổi khác nhau không có điều kiện tiếp
xúc với các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng.
Đồng thời, được kết hợp giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục (các trường tiểu học), trung tâm hỗ trợ
phát triển, trung tâm cung cấp dịch vụ cho một
số đối tượng cụ thể (người già, người nhập cư...),
đảm bảo tiếp cận được hầu hết các đối tượng có
nhu cầu. FDIC phối hợp với các trung tâm, học
viện tài chính, văn phòng phát triển kinh tế giảng
dạy giáo trình này cho các đơn vị kinh doanh nhỏ
mới thành lập. Ngoài ra, cán bộ ngân hàng cũng
có thể phối hợp với các nhà cung cấp nguồn lực
cho đơn vị kinh doanh nhỏ để phổ biến kiến thức.
Hiện FDIC đã ký kết thỏa thuận đối tác sử dụng
Giáo trình này với các tổ chức tài chính, trường học,
tổ chức cung cấp giáo dục cho người lớn, tổ chức
cộng đồng, cơ quan chính phủ... tại 53 bang trên
khắp nước Mỹ để mọi người dân có nhu cầu đều
được tiếp cận giáo trình. FDIC cũng đã phối hợp
với tổ chức Gallup tiến hành một nghiên cứu nhằm
đánh giá kết quả của Giáo trình Money Smart đối
GIÁODỤC TÀI CHÍNHTẠI CÁC NƯỚC
TRÊNTHẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHOVIỆT NAM
TS. PHAN DIÊN VỸ
- Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Khủng hoảng tài ch nh toàn cầu năm 2008 cho thấy sự thi u hiểu bi t về ki n thức tài
ch nh đã có t c động tiêu cực đ n sự ổn định của hệ thống tài ch nh và nền kinh t cũng
như đ n từng c nhân hoặc hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Thực
t này đòi hỏi c c quốc gia phải có c c chương trình phổ bi n ki n thức về tài ch nh, ngân
hàng nhằm bảo vệ người tiêu dùng tài ch nh.
Kinh nghiệm phổ biến kiến thức tài chính
và bảo hiểm tiền gửi từ FDIC
Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ
(FDIC) - tổ chức bảo hiểm tiền gửi độc lập được
Quốc hội Mỹ thành lập từ năm 1933 nhằm duy
trì sự ổn định và niềm tin của công chúng vào hệ
thống ngân hàng quốc gia. Hoạt động theo mô
hình giảm thiểu rủi ro, FDIC rất coi trọng việc
bảo vệ người gửi tiền, cả trong ngắn hạn (thông
qua các chính sách bảo hiểm tiền gửi) và dài hạn
(thông qua các chương trình giáo dục và phổ
biến kiến thức tài chính ngân hàng). Trên thực tế,
FDIC đã có rất nhiều sáng kiến để hỗ trợ khách
hàng như: Phát hành Bản tin quý nhằm cung
cấp những thông tin hữu ích về thẻ tín dụng, tài
khoản, quản lý tài chính; Tham gia vào chương
trình hợp tác với các cơ quan hữu quan để phổ
biến cho người dân Mỹ kiến thức tài chính cơ bản
(
); Xây dựng “Tháng học hỏi
kiến thức tài chính” nhằm khuyến khích người
dân tìm hiểu kiến thức tài chính ngân hàng.
Đặc biệt, nổi bật trong số đó là việc FDIC triển
khai chương trình Giáo trình Money Smart (Đồng
tiền thông minh), được xây dựng và áp dụng từ
năm 2001 nhằm cung cấp những kiến thức tài chính
cần thiết cho nhiều đối tượng khách hàng khác
nhau và được sử dụng bởi nhiều cơ quan, tổ chức
trên cả nước có mong muốn phổ biến kiến thức
tài chính ngân hàng, tạo cơ hội cho họ được nâng
cao kỹ năng tài chính và thiết lập các mối quan hệ
tích cực với ngân hàng. Giáo trình của FDIC gồm
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ