70
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
có cơ chế đánh giá kết quả trước và sau khóa học
để đo lường kiến thức học được và tìm tòi biện
pháp thay đổi hành vi theo thời gian. Ngoài ra, cần
khuyến khích học viên tiếp tục học hỏi kiến thức
tài chính sau khi “tốt nghiệp”. Chẳng hạn, chương
trình Money Smart có mục đích giúp người học có
những kiến thức cơ bản về tài chính cá nhân, đặc
biệt là về dịch vụ ngân hàng, nhưng người học có
thể và nên học thêm những kiến thức như đầu tư,
kế hoạch về hưu… sau những khóa cơ bản này.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy sự tham gia của ngân
hàng, tổ chức tài chính cũng như tổ chức phi lợi
nhuận. Chẳng hạn như với chương trình Money
Smart, FDIC có định hướng giúp tăng cường mối
quan hệ giữa ngân hàng, các tổ chức phi lợi nhuận
để giúp ích cho học viên thuộc mọi lứa tuổi…
Trong khi đó, KDIC cũng mang lại nhiều bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam. Cụ thể, cần triển
khai nhiều cách thức truyền đạt thông tin về bảo
hiểm tiền gửi và tài chính linh hoạt phù hợp với
điều kiện của đối tượng cần truyền đạt. Các đối
tượng triển khai phổ biến của KDIC chủ yếu là
những người ít có điều kiện tiếp cận internet
(người lớn tuổi, trẻ em, những người buôn bán
nhỏ, những người dễ bị tổn thương trong xã hội).
Do vậy, KDIC thực hiện các chương trình xuống
tận nơi học tập hoặc cư trú hoặc khu vực kinh
doanh (các hội trường của các trung tâm, tổ chức
phi lợi nhuận) để thực hiện truyền đạt thông tin.
Ngoài ra, KDIC thực hiện ở quy mô nhỏ để đúc
rút kinh nghiệm rồi mở rộng ra nhiều nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương khác. Đồng thời, chuyên
nghiệp hóa đội ngũ thực hiện chương trình phổ
biến kiến thức. Bên cạnh việc phối hợp soạn thảo
tài liệu phổ biến kiến thức tài chính và bảo hiểm
tiền gửi với các cơ quan liên quan khác, KDIC còn
đào tạo một đội ngũ (hiện nay lên tới 50 người)
chuyên thực hiện phổ biến kiến thức tài chính và
bảo hiểm tiền gửi cho các vùng miền trên cả nước
và cho các nhóm đối tượng khác nhau.
Tài liệu tham khảo:
1.Justine S.Hastings, Brigitte C. Madrian, William L.Skimmyhorn (2012),
Financial literacy, financial education, and economic outcomes, NBER
Working papers, National Burea of Economic research;
2. Larry Oton (2007), Financial Literacy: Lessons from International
Experience, Canadian Policy Research Networks Inc, tháng 9/2007;
3. Manfred Fluch (2007), Selected Central Banks’ Economic and Financial
Programs;
4. Phan Thị Thanh Bình (2014), Phổ biến kiến thức tài chính và bảo hiểm
tiền gửi nhằm bảo vệ người gửi tiền, đề tài nghiên cứu ứng dụng của Bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam.
giữa KDIC và các tổ chức này để đẩy nhanh phổ
biến kiến thức cho người cao tuổi và tăng cường
hiệu quả của chương trình phúc lợi cho họ; ký bản
ghi nhớ với Cơ quan quản lý chợ truyền thống để
tới giảng dạy cho các hộ tiểu thương về phổ biến
kiến thức tài chính trông khuôn khổ “Chiến dịch
người tiêu dùng tài chính thông minh”.
Bài học cho Việt Nam
Theo các chuyên gia tài chính quốc tế, các chương
trình phổ biến kiến thức tài chính và bảo hiểm tiền
gửi sẽ hỗ trợ bảo vệ người gửi tiền hiệu quả, có thể
làm giảm hậu quả xấu của các cuộc khủng hoảng
tài chính trong tương lai bằng cách giúp các cá
nhân sử dụng hiệu quả các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh
tế, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
thúc đẩy tạo việc làm mới và giảm nghèo.
Bài học kinh nghiệm của FDIC cho thấy, trong
quá trình tổ chức cần đa dạng hóa nội dung Giáo
trình cho phù hợp với từng đối tượng. Phải đảm
bảo rằng kiến thức và thông tin đáp ứng được nhu
cầu của người học và được trình bày phù hợp,
mang tính thực tiễn. Bên cạnh đó, cần khuyến
khích người giảng dạy xây dựng mục tiêu và kế
hoạch thực hiện cho từng nội dung nhằm giúp
người dạy truyền đạt dễ dàng hơn và xây dựng
được các chương trình hỗ trợ người học. Việc
giảng dạy tại các lớp học không phải là lựa chọn
duy nhất – dù là tốt nhất - để phổ biến kiến thức
tài chính, mà có thể được thực hiện tại địa điểm
mà người học thực hiện quyết định tài chính của
mình. Ví dụ, trên trang web của ngân hàng mà
khách hàng lựa chọn và mở tài khoản, nên có
đường dẫn tới thông tin về mở tài khoản trong
Giáo trình Money Smart.
Thực tế cho thấy, các giáo viên, cán bộ ngân hàng
hoặc những người tham gia phổ biến kiến thức tài
chính không cần thiết phải là các chuyên gia về tài
chính cá nhân. FDIC đã có chương trình hướng
dẫn cho những người giảng dạy cách thức trình
bày và họ có thể làm việc chung với các chuyên gia
đào tạo để bổ sung, thảo luận thêm kiến thức về
các chủ đề của tài chính cá nhân. Đồng thời, cần
Việc nghiên cứu hoạt động của Tổng công ty
Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc mang lại nhiều
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Cụ thể, cần
triển khai nhiều cách thức truyền đạt thông tin
về bảo hiểm tiền gửi và tài chính linh hoạt phù
hợp với điều kiện của đối tượng cần truyền đạt.