Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 53

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2015
55
tăng trưởng và xác lập mặt bằng vững chắc. Xét
về các phương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ
ổn định, khối lượng giao dịch phản ánh khá rõ
nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh
tế. Thị trường phát triển theo chiều hướng tăng
trưởng, mặc dù xen kẽ có những năm điều chỉnh
giảm do tác động của nền kinh tế thế giới hay
các chính sách của nhà nước. Mức vốn hóa thị
trường cuối năm 2014 đạt khoảng 1.156.000 tỷ
đồng, tương đương 32,24% GDP. Giá trị niêm yết
và giá trị giao dịch bình quân 1 phiên đều có sự
gia tăng nhanh chóng. Hoạt động huy động vốn
qua TTCK duy trì ở mức cao. Năm 2014, toàn
bộ thị trường đã có 1.240 loại chứng khoán niêm
yết, trong đó bao gồm 671 doanh nghiệp niêm
yết, 1 chứng chỉ quỹ đóng niêm yết, 1 chứng chỉ
quỹ ETF và 567 trái phiếu niêm yết, cao gấp 30
lần so với năm 2005 và gấp 2 lần so với năm 2010.
Tổng giá trị huy động vốn qua TTCK năm 2014
đạt 237.000 tỷ đồng, tăng gấp 44 lần so với năm
2005 và gấp 2,4 lần so với năm 2010 và đóng góp
27,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó tổng
giá trị huy động qua phát hành trái phiếu chính
phủ là chủ yếu, chiếm tỷ trọng khoảng 90% tổng
giá trị vốn huy động.
Bên cạnh đó, số lượng công ty chứng khoán
(CTCK) – chủ thể quan trọng của thị trường đã
gia tăng nhanh chóng, bùng nổ trong những năm
2008 -2010. Riêng vốn điều lệ của các công ty này
đã tăng trưởng khá cao, vừa đáp ứng các nhu cầu
giao dịch của nhà đầu tư, vừa tuân theo quy định
của nhà nước. Tuy nhiên, đến năm 2014 đã có sự
thay đổi lớn khi UBCKNN thực hiện tái cấu trúc
các CTCK để đạt hiệu quả cao hơn. Việc tái cấu
trúc các công ty này dựa trên các chỉ tiêu an toàn
tài chính để tiến hành rà soát, đánh giá phân loại
CTCK, trên cơ sở đó tiến hành xử lý theo hướng
hợp nhất, sáp nhập, giải thể. Tính đến tháng 9/2014
đã có 20 CTCK chấm dứt và đình chỉ hoạt động,
giải thể, hợp nhất, giảm số CTCK thua lỗ từ 60%
xuống còn dưới 20%. Ngoài ra, UBCKNN cũng đã
thực hiện đánh giá, xếp loại các CTCK dựa trên
quy chế CAMEL. Theo đó, đã phân loại các CTCK
thành các nhóm A, B, C, D, E để từ đó có phương
án theo dõi, xử lý đối với từng nhóm và tiến hành
kiểm tra đối với các CTCK nằm trong nhóm D, E
để tiếp tục tái cấu trúc trong thời gian tới.
Để tạo môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn,
các sản phẩm mới bước đầu triển khai, đặc biệt
trong năm 2014, bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu, sản
phẩm ETF, sẽ sớm triển khai thí điểm Quỹ hưu trí
tự nguyện, Quỹ hưu trí bổ sung. Bên cạnh đó, trên
cơ sở Đề án về xây dựng và phát triển TTCK phái
sinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/03/2014, Bộ Tài
chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định về chứng
khoán phái sinh và TTCK phái sinh để trình Chính
phủ. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tạo
ra hành lang pháp lý cho việc triển khai các sản
phẩm mới, tạo ra công cụ phòng ngừa rủi ro cho
nhà đầu tư, tăng sức hấp dẫn cũng như góp phần
đưa TTCK Việt Nam phát triển ở một tầm cao
mới, khẳng định vai trò quan trọng trong tái cấu
trúc nền kinh tế nước nhà.
Giải pháp phát triển thị trường vốn
giai đoạn 2016-2020
Để TTCK phát triển mạnh mẽ và bền vững,
phục vụ tốt cho việc tái cấu trúc nền kinh tế trong
giai đoạn mới, bên cạnh các điều kiện đã hội tụ về
nhu cầu của nền kinh tế, các bên giao dịch, cơ sở
pháp lý, hệ thống giao dịch và sự hoạt động của
các tổ chức trung gian, các chủ thể liên quan đến
việc đưa ra chiến lược, định hướng phát triển thị
trường cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
tiếp tục thực hiện tái cấu trúc các tổ
chức kinh doanh chứng khoán (CTCK) và hiện đại
hóa cấu trúc thị trường theo các hướng như: Tiếp
tục hợp nhất, giải thể, phá sản các CTCK yếu kém,
thua lỗ dựa trên nền tảng các chỉ tiêu an toàn tài
chính; Cho phép tổ chức kinh doanh chứng khoán
nước ngoài mua để sở hữu đến 100% CTCK trong
nước; Hợp nhất các Sở giao dịch Chứng khoán
và phát triển, phân định các khu vực thị trường:
Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và hình
thành thị trường sản phẩm phái sinh để nâng cao
vị thế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
trong khu vực ASEAN; Đào tạo, tuyên truyền
quảng bá về thị trường và các sản phẩm mới.
Thứ hai,
điều phối các cơ hội chào bán phù hợp
với nhu cầu thanh khoản trên thị trường.
Các nhà đầu tư với mức độ rủi ro khác nhau sẽ
quan tâm đến các cơ hội ở các phân khúc, ngành
nghề khác nhau trên thị trường. Việc có được
sự quan tâm của nhà đầu tư là rất khó, để phát
triển liên tục thì phải duy trì sự quan tâm của nhà
Mức vốn hóa thị trường chứng khoán cuối năm
2014 đạt khoảng 1.156.000 tỷ đồng, tương
đương 32,24% GDP. Giá trị niêm yết và giá trị
giao dịch bình quân 1 phiên đều có sự gia tăng
nhanh chóng. Hoạt động huy động vốn qua
thị trường chứng khoán duy trì ở mức cao.
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...70
Powered by FlippingBook