Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 20

22
KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
(2) Tàu cao tốc (cao tốc quốc tế kết nối với các nước
châu Âu khác, cao tốc trong nước giữa các vùng và
thành phố trong nước Đức); (3) Tàu đêm.
Về tổng thể, ngành Đường sắt là một trong những
bộ phận của nền kinh tế Đức. Bộ Giao thông và hạ
tầng được cơ cấu theo chức năng và sự phân chia
các loại hình vận tải như hàng không, đường thủy
và đường bộ. Cũng như nhiều quốc gia khác, đường
sắt là một bộ phận của giao thông đường bộ. Quản
lý đường sắt là Cơ quan quản lý Liên bang về tài sản
đường sắt. Bên cạnh Cơ quan quản lý Liên bang về
tài sản đường sắt, nước Đức còn có Cơ quan Quản lý
đường sắt Liên bang, là đơn vị giám sát, cấp chứng
nhận và đảm bảo an toàn cho đường sắt và sự vận
hành của đường sắt.
Hiện nay, hơn 2/3 hoạt động đường sắt nằm
dưới sự quản lý của Cơ quan Quản lý đường sắt
Liên bang. Mặc dù một số vùng/địa phương đặt
dưới sự quản lý của chính quyền bang, trong nhiều
trường hợp sự quản lý này lại thuộc Cơ quan quản
lý Liên bang về tài sản đường sắt. Với sự cải tổ
vào năm 1994, ngành Đường sắt của Cộng hòa Liên
bang Đức về cơ bản đặt dưới sự quản lý chặt chẽ
của Chính phủ.
Ngoài ra, mô hình hoạt động của ngành Đường
sắt ở các nước khác (Anh, Australia, Canada) cho
thấy, đối với hoạt động vận hành hệ thống vận tải
đường sắt đều do các công ty tư nhân đảm nhận;
Quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao
thông đường sắt lại do các công ty thuộc sở hữu nhà
nước và hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Song
Kinh nghiệm quản lý, sử dụng và kinh doanh
tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
Tại các nước phát triển
Là nơi khởi nguồn và phát triển của giao thông
đường sắt từ đầu thế kỷ XIX, các nước phát triển như
Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada và sau đó là các
nước Australia, New Zealand đã có lịch sử lâu đời
phát triển của ngành Đường sắt với những dấu mốc
quan trọng, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của
các quốc gia này. Ở châu Âu, chính sách đường sắt
hướng tới cạnh tranh nội bộ ngành bằng cách phân
tách quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng và dịch vụ
vận tải (ít nhất là về hạch toán) và mở cửa cho các
nhà khai thác mới.
Trên giác độ quản lý tài chính, việc thay đổi chủ
sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng cũng như hoạt
động vận tải đã có những xu hướng khác nhau giữa
các quốc gia. Hai xu hướng đó bao gồm, quốc hữu
hóa và tư nhân hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
đường sắt, cũng như hoạt động vận tải hành khách
và hàng hóa.
Thứ nhất, xu hướng quốc hữu hóa tài sản kết cấu hạ
tầng giao thông đường sắt và vai trò của Nhà nước.
Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia điển hình
quốc hữu hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
đường sắt. Nước Đức có hệ thống đường sắt phát
triển và hiện đại bậc nhất thế giới. Theo số liệu của
Hiệp hội Đường sắt quốc tế, hiện Đức có trên 41.315
km đường sắt các loại. Các loại tàu ở Đức bao gồm:
(1) Tàu chạy giữa các vùng và trong các thành phố;
KINHNGHIỆMQUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ, KINHDOANHTÀI SẢN
KẾT CẤUHẠ TẦNGĐƯỜNG SẮT
ThS. TRẦN THỊ HỒNG NGA
Kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng đường sắt nói riêng đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Một số nước đã thực
hiện biện pháp quản lý tài chính theo hai xu hướng là quốc hữu hóa và tư nhân hóa tài sản
kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt cũng như hoạt động vận tải hành khách và hàng
hóa. Bài viết phản ánh kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết
cấu hạ tầng đường sắt, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...94
Powered by FlippingBook