TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
23
nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực
Đông Nam Á và Đông Á năm 1997 - 1998 đã khiến
cho ngành này bộc lộ những hạn chế:
Thứ nhất,
sự thiếu đồng bộ trong phát triển các
loại hình vận tải của Thái Lan. Trong khi hệ thống
đường bộ thu hút được phần lớn nguồn lực đầu tư
cho giao thông vận tải, thì ngành Đường sắt không
được chú trọng. Do không có tính kết nối, lại gặp
phải sự cạnh tranh mạnh mẽ nên khối lượng hàng
hóa vận tải bằng đường sắt đã sụt giảm nghiêm
trọng, từ 9% tổng trọng lượng hàng hóa năm 2000
xuống còn khoảng 2% năm 2010. Bên cạnh đó, chi
phí vận tải hàng hóa nội địa bằng tàu hỏa của Thái
Lan cao hơn gấp 2 lần so với Malaysia.
Thứ hai,
nguồn gốc từ vấn đề sở hữu và vai trò
của Chính phủ. Ngành Đường sắt Thái Lan thuộc
sở hữu nhà nước. Đối tượng hành khách chủ yếu
là người dân có thu nhập trung bình hoặc thấp hơn
(chiếm khoảng 90% hành khách sử dụng phương
tiện tàu hỏa). Trong giai đoạn 1985 - 2005, giá vé
tàu hỏa không được điều chỉnh, do đó Chính phủ
phải bù lỗ 70% chi phí vận hành. Đến năm 2010, số
nợ của Đường sắt nhà nước Thái Lan lên đến 3,2
tỷ USD.
Trước bối cảnh nợ nần và không có khả năng sinh
lời, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện công cuộc cải
cách đối với ngành Đường sắt. Theo đó, Đường sắt
Nhà nước Thái Lan là cơ quan công bố chương trình
cải cách ngành Đường sắt, với 7 giải pháp được xác
định: Đường sắt Nhà nước Thái Lan cam kết phát
triển quy hoạch mạng lưới phù hợp; thực hiện cắt
giảm các chi phí mang tính trách nhiệm xã hội, thay
vào đó tăng các khoản chi để nâng cao lợi thế cạnh
tranh; thành lập các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước
để phát triển, quản lý và khai thác hạ tầng giao
thông đường sắt; nâng cao vai trò của Nhà nước đối
với quản lý và vận hành toa xe, đầu kéo và hệ thống
đường ray; cam kết nâng cao đời sống của người lao
động và đảm bảo vận hành an toàn hệ thống đường
sắt quốc gia.
Trên cơ sở các giải pháp được công bố, Chính phủ
Thái Lan đã có những hành động cụ thể từ việc hình
thành các cơ quan quản lý, bố trí các nguồn lực tài
chính, thực hiện cấu trúc lại các khoản nợ và từng
bước tháo gỡ khó khăn…
Mặc dù, kết quả của cuộc cách mạng ngành
Đường sắt Thái Lan chưa được công bố nhưng ghi
nhận của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho
thấy những bước đột phá của ngành Đường sắt nước
này. Đó là, Chính phủ Thái Lan đã có những quyết
tâm để đưa ngành Đường sắt từ chỗ trì trệ, nợ nần
lên một vị thế có đủ khả năng cạnh tranh với các loại
song với đó, Chính phủ vẫn phải hỗ trợ tài chính cho
hoạt động của ngành Đường sắt.
Thứ hai, xu hướng tư nhân hóa và sự can thiệp của
Nhà nước.
Nếu như tại các nước Anh, Canada, Australia vai
trò của Nhà nước trong những năm gần đây đã trở
nên quan trọng do khu vực tư nhân gặp khó khăn,
thì tại Nhật Bản hoạt động của ngành Đường sắt vẫn
cho thấy hiệu quả dưới sự quản lý của hơn 100 công
ty tư nhân. Nhờ sự phát triển vượt trội về khoa học
công nghệ, mà quá trình tư nhân hóa ngành Đường
sắt tại Nhật Bản diễn ra trong những năm 1990 đã
thành công và duy trì cho đến ngày nay.
Nhật Bản là nước có ngành Đường sắt phát triển
bậc nhất châu Á với tổng chiều dài 27.226 km: Khu
vực tư nhân đóng vai trò sở hữu, quản lý và khai
thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt cũng như
vận hành hoạt động của hệ thống đường sắt, cụ
thể: (i) Ngay 01/4/1987, Luât Doanh nghiêp (DN)
đương săt Nhật Bản ra đời quy đinh DN phải có
giây phep đê kinh doanh đương săt. Giây phep
đương săt đươc phân theo ba nhóm: Nhóm 1 - DN
vân tai đông thơi quan ly kết cấu hạ tầng; Nhóm
2 - DN vân tai sư dung kết cấu hạ tầng thuộc sở
hữu của tô chưc khac; Nhóm 3 - DN sơ hưu kết cấu
hạ tầng cho DN nhóm 2 thuê. Phần lớn các công
ty đương săt ở Nhật Bản thuộc DN nhóm 1, có rất
ít các công ty đường sắt ở Nhật thuộc nhóm 2 và
nhóm 3; (ii) Nhật Bản thực thi chinh sach “chạy tàu
tương hỗ”, tức là hình thức chạy tàu trong đó hai
hoăc nhiêu hơn cac DN nhóm 1 phối hợp vân hanh
tàu qua lại một cách êm thuận va an toan bằng cách
đôi tai xê ơ ga ranh giơi.
Sau tư nhân hóa, các Công ty Đường sắt Nhật
Bản được phép kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào
Chính phủ không cấm. Kết quả là khối lượng vận
tải hành khách, chất lượng dịch vụ không ngừng
tăng lên, trong khi giá vé vẫn giữ ổn định. Đặc biệt,
doanh thu từ kinh doanh ngoài vận tải của các công
ty đường sắt Nhật Bản East, West và Central chiếm
tới 35% tổng doanh thu. Đây là nguyên nhân chính
cho thành công của quá trình cải tổ đường sắt ở
Nhật Bản.
Tại các nước đang phát triển
Thái Lan
Ngành Đường sắt Thái Lan có tổng chiều dài
mạng đường sắt do đường sắt nhà nước Thái Lan
quản lý là 4.429km khổ 1m với 3.677km đường đơn,
359km đường đôi và đường ba. Với lịch sử phát triển
từ năm 1895, ngành Đường sắt Thái Lan đã có nhiều
đóng góp và sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy