TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
79
Đối với chính sách lãi suất, các tổ chức tín
dụng cũng nên phân tích và đánh giá chính xác
mức sinh lời của DN, đặc biệt là DNNVV để từ
đó xác định mức lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo
đôi bên cùng phát triển. Ngoài ra, ngân hàng cũng
nên nâng cao khả năng dự báo và thực hiện tốt vai
trò tư vấn về lãi suất cho vay đối với khách hàng
để giúp DN phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho
chính mình và cho cả bản thân tổ chức tín dụng.
Đồng thời, thường xuyên và kịp thời thực hiện
các chính sách ưu đãi, chia sẻ khó khăn về lãi suất
với các khách hàng gặp khó khăn trong khả năng
của mình, qua đó hỗ trợ khách hàng phát triển
bền vững và gắn bó với ngân hàng; phát huy vai
trò của hiệp hội ngân hàng trong việc thực hiện
chính sách lãi suất ổn định, đồng nhất, để vừa
đảm bảo lợi ích kinh doanh của ngân hàng vừa
tránh những xáo trộn về mặt bằng lãi suất gây ảnh
hưởng đến nền kinh tế.
Thứ ba,
đối với các hiệp hội ngành nghề: Nên
hướng dẫn cho DNNVV thông qua các khóa đào
tạo. Nội dung tập trung chủ yếu vào việc giúp các
DNNVV các kiến thức tài chính cũng như trình tự
các bước để vay vốn; góp ý cách lập phương án
sản xuất kinh doanh và chuẩn bị hồ sơ vay vốn,
giúp DNNVV nhanh chóng tiếp cận tới nguồn
vốn, kịp thời phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ tư,
đối với DNNVV: Cần sớm hoàn thiện
cơ chế quản lý, kế hoạch kinh doanh, tài chính,
đầu tư công nghệ, nâng cao trình độ quản lý
để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; lựa
chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập
trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chủ
chốt, có thế mạnh, có khả năng tạo ra dòng tiền
bền vững không đầu tư dàn trải, mạo hiểm và
cần thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán cho
DNNVV, nên sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập
nếu cần thiết chứng minh sự minh bạch tài chính
của mình. Đặc biệt, cần quan tâm đến công tác
phân tích, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh,
tăng cường quản lý tài chính… vừa chủ động
tìm kiếm, nắm bắt, hiện thực hóa cơ hội, đồng
thời củng cố các điều kiện để tiếp cận các nguồn
vốn vay.
Các DNNVV cũng nên tham gia vào hoạt động
của các hiệp hội, các câu lạc bộ nhằm cải thiện mối
liên kết với các DN khác hoặc với các tổ chức tín
dụng, đồng thời cũng chia sẻ được nhiều thông
tin hữu ích về các dịch vụ và kinh nghiệm quản
lý DN. Mối liên kết khăng khít trong các hiệp hội
cũng sẽ giúp các DNNVV giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động của mình…
trọng nhất là từ bản thân DN.
Thứ nhất,
đối với các cơ quan quản lý: Các cơ
quan quản lý, nhất là Ngân hàng Nhà nước cần
xây dựng các chính sách vĩ mô hỗ trợ DNNVV
tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Muốn vậy,
các nhà hoạch định chính sách cần có lộ trình, giải
pháp khuyến khích đồng bộc các thị trường tài
chính, đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong
nên kinh tế, hạn chế tình trạng tín dụng đen; Điều
hành chính sách lãi suất linh hoạt, kịp thời và ổn
định, phù hợp với cơ chế thị trường; Hạn chế sử
dụng các biện pháp hành chính trong điều hành
lãi suất, để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận
động theo cơ chế thị trường; cần thực hiện triệt
để và kiên trì các giải pháp hỗ trợ lãi suất, tạo
điều kiện thuận lợi cho DNNVV có thể tiếp cận
được sự hỗ trợ của Chính phủ, qua đó phát huy
tốt nhất hiệu ứng của gói kích thích này đối với
nền kinh tế.
Thứ hai,
đối với các tổ chức tín dụng: Cần sớm
xây dựng chính sách tín dụng riêng phù hợp đối
với các DNNVV; thành lập các bộ phận tín dụng
riêng dành cho các DNNVV. Đồng thời, nâng cao
hiệu quả kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của
DN sau khi giải ngân; tăng cường quản lý rủi ro,
quản lý nợ xấu…
Các tổ chức tín dụng cần hoàn thiện hệ thống
chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội
bộ đối với khách hàng DNNVV. Việc áp dụng
hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ đặc biệt có
lợi cho ngân hàng khi tiến hành thẩm định các
khoản vay nhỏ, bởi nếu tiến hành phân tích với
từng khoản vay, sẽ mất nhiều thời gian và chi phí
nhưng với hệ thống chấm điểm tín dụng – các tiêu
chí phù hợp đã được nghiên cứu và chọn lựa để
đánh giá năng lực của khách hàng, thì chi phí và
thời gian giao dịch sẽ giảm bớt, lãi suất cho vay
theo đó có thể sẽ giảm, tăng cơ hội tiếp cận tín
dụng cho DNNVV.
Vốn từ
chủ sở
hữu
Doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Vốn từ các
đối tác
trong kinh
doanh
Vốn từ các
tổ chức tín
dụng
Vốn từ các
quỹ của
Chính phủ
Vốn từ các
tổ chức
quốc tế
HÌNH: MỘT SỐ KÊNH DẪN VỐN
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HIỆN NAY
Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.