Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 79

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
81
xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ
biến và thực hiện các thể chế, chế độ, chính sách của
Nhà nước mới được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành.
Phải bảo đảm tính khả thi và hiệu quả thiết thực của
các bản chương trình, kế hoạch, tránh phô trương,
hình thức, tốn kém và lãng phí. Đặc biệt, phải chú ý
đến nguồn nhân lực thực hiện, lường trước những
khó khăn, bất trắc, những tình huống phức tạp có
thể xảy ra làm cho chương trình, kế hoạch khó triển
khai thực hiện được để có các đối sách và những
giải pháp khắc phục.
Thứ tư,
nâng cao năng lực, trình độ giám sát
kiểm tra việc thực hiện các thể chế, chế độ, chính
sách, các chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội:
- Công tác giám sát, kiểm tra có vai trò cực kỳ
quan trọng trong lãnh đạo, quản lý, nếu không giám
sát, kiểm tra thì có thể coi như không có sự lãnh đạo,
quản lý. Để nâng cao chất lượng công tác giám sát,
kiểm tra của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đối
với việc thực hiện các thể chế, chế độ chính sách,
cũng như các chương trình, kế hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, trên thực tế, cần phải nâng cao
trình độ, năng lực giám sát, kiểm tra của bản thân
đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.
- Phải xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra
thường xuyên. Trong kế hoạch kiểm tra, giám sát
phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ,
phạm vi, đối tượng, thời gian, địa điểm, phương
pháp, cách thức, cũng như nhân sự tham gia giám
sát, kiểm tra… Đặc biệt, chú ý đến việc lựa chọn
những cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn,
kinh nghiệm cao, có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh
chính trị tốt.
Thứ năm,
nâng cao trách nhiệm và trình độ đào
tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý kế cận, bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước. Yêu cầu này đòi hỏi phải đề
cao trách nhiệm của cán bộ, công chức lãnh đạo,
quản lý nhà nước trong việc phát hiện, đào tạo,
bồi dưỡng những cán bộ kế cận của mình, tạo mọi
điều kiện cho những cán bộ, công chức dưới quyền
mình được rèn luyện, thử thách để trưởng thành
và phát triển. Muốn vậy cần phải sát sao nắm chắc
được trình độ, năng lực, sở trường, sở đoản của
những cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị,
tin tưởng và mạnh dạn giao việc cho họ để họ có
điều kiện rèn luyện, thử thách qua công việc thực
tế; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đánh giá một
cách công tâm kết quả công việc họ thực hiện. Có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng họ theo tiêu chuẩn
chức danh cụ thể.
9 khóa X, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước cũng đã chỉ ra: “Trình độ, năng lực, kiến thức
về kinh tế thị trường, luật pháp, ngoại ngữ, khả
năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội của không
ít cán bộ vẫn còn bất cập; khả năng dự báo và định
hướng sự phát triển vẫn còn yếu”; “Một bộ phận
cán bộ chủ quan, tự mãn, bảo thủ, trì trệ, mắc bệnh
thành tích; số khác thiếu tâm huyết với công việc,
thiếu gương mẫu, nói nhiều làm ít, nói không đi
đôi với làm; ý thức tự phê bình và phê bình và tính
chiến đấu kém; lợi dụng chức quyền để vun vén
lợi ích cá nhân”.
Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang hội nhập
quốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi đội ngũ
này phải nâng cao chất lượng; đồng thời phải vững
vàng cả về ý thức chính trị, giữ được phẩm chất,
đạo đức tốt, lối sống đúng mực, tránh được những
tác động tiêu cực từ kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế.
Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế
đáp ứng yêu cầu hội nhập
Để làm tốt nhiệm vụ và yêu cầu này, cần tập
trung làm tốt các giải pháp quan trọng sau:
Thứ nhất,
nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất
về chủ trương, đường lối, chính sách, chế độ ở tầm
chiến lược: Phải nắm và hiểu đầy đủ các chủ trương,
đường lối, chính sách, chế độ của Đảng và Chính
phủ được xác định trong quá khứ, hiện tại và tương
lai; Hiểu rõ những khó khăn, thuận lợi trong việc
thực hiện để tham mưu các giải pháp nhằm thúc
đẩy việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó
tốt hơn; Hiểu rõ những tác động của việc thực hiện
chủ trương, đường lối, chính sách, chế độ đến các
địa phương, đến vùng, miền, khu vực và toàn cầu.
Thứ hai,
nâng cao năng lực, trình độ thể chế hóa
các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng thành hệ thống thể chế, chế độ, chính sách
của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch thực hiện
cụ thể.
Đồng thời, phải thấu hiểu đầy đủ các chủ trương,
đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ban hành
nhằm mục đích gì để đưa vào thực tiễn cuộc sống
với những tính toán cụ thể về giải pháp, nguồn lực
lao động, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thời
gian thực hiện...
Thứ ba,
nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện các thể chế, chế độ, chính sách, các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo, chỉ đạo
1...,69,70,71,72,73,74,75,76,77,78 80,81,82,83,84,85,86,87,88,89,...94
Powered by FlippingBook