18
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
định liên quan đến chức danh Giám đốc tài chính.
Điều này khiến cho tại nhiều DN đang diễn ra tình
trạng nhầm lẫn chức năng giữa bộ phận kế toán và
bộ phận tài chính DN trong nhận thức của các chủ
DN và các nhà làm luật. Tại nhiều DN, những nhiệm
vụ, chức năng và quyền hạn của Giám đốc tài chính
và bộ phận quản trị tài chính đã mặc nhiên giao cho
Giám đốc và Kế toán trưởng làm thay. Trong khi
đó, từ lâu, tại các DN FDI và các tập đoàn kinh tế tư
nhân luôn coi trọng chức danh Giám đốc tài chính.
Theo đó, trong cơ cấu tổ chức của các DN này luôn
tồn tại song song hai chức danh Giám đốc tài chính
và Kế toán trưởng.
Theo các chuyên gia quản trị, nhu cầu về Giám
đốc tài chính tại các DN lớn ở Việt Nam đang gia
tăng. Tuy nhiên, số lượng Giám đốc tài chính có chất
lượng cao lại rất ít, thậm chí “khan hiếm”. Khả năng
nhận diện cảnh báo nguy hiểm về tài chính của các
Giám đốc tài chính ở nước ta còn rất yếu, kể cả DN
trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đây cũng là
một yếu tố làm giảm sức hấp dẫn của Việt Nam
trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các
Giám đốc tài chính hiện tại phần đa chưa được đào
tạo bài bản và phù hợp với yêu cầu của DN, nhất
là trong thời kỳ hiện nay khi mà biến động của thị
trường tiềm ẩn nhiều rủi ro ngày càng nhiều và đòi
hỏi Giám đốc tài chính phải có khả năng dự báo và
xử lý các rủi ro tài chính, lập chiến lược kinh doanh
lâu dài cho DN.
Ở Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê và nghiên
cứu chính thức, song dường như vị trí Giám đốc
tài chính vẫn chỉ gói gọn trong lĩnh vực tài chính,
mà thậm chí chỉ là kế toán và kiểm soát một số chu
trình đơn giản có liên quan đến thu và chi tiền. Có
những DN quy mô cỡ vừa, khi tuyển dụng vị trí
Giám đốc tài chính, mô tả công việc chủ yếu nhắm
vào công việc của một kế toán, mà lại chủ yếu kế
toán phục vụ cơ quan thuế mà thực sự không xác
định rõ và đánh giá đúng mực vai trò của một
Giám đốc tài chính.
Trong khi đó, tại các DN có sử dụng Giám đốc
tài chính hiện nay, chức năng của Giám đốc tài chính
chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Lập
báo cáo, phân bổ các ngân sách cho sản xuất - kinh
doanh. Trong khi đó, Giám đốc tài chính thoát khỏi
việc điều hành tác nghiệp để tiến tới một mức độ
cao hơn đó là chịu trách nhiệm quản lý nguồn lực tài
chính, vận dụng công cụ tài chính nhằm tối ưu hoá
việc sử dụng vốn trong DN. Dựa trên báo cáo của
kế toán, Giám đốc tài chính sẽ đưa ra các phương án
sản xuất – kinh doanh tối ưu, đồng thời phân tích,
đánh giá và tư vấn, lựa chọn quyết định về chiến
lược tài chính trong tương lai và lập kế hoạch đảm
bảo cân đối nguồn lực tài chính trong quá trình hoạt
động của DN.
Như vậy, để thực hiện được vai trò của mình,
Giám đốc tài chính đòi hỏi phải am hiểu rất nhiều
lĩnh vực như: thị trường tài chính, ngân hàng, kế
toán, thuế, hải quan, luật kinh tế - tài chính…, đồng
thời phải nắm vững được các chính sách kinh tế
của quốc gia, các vấn đề về tài chính quốc tế để có
khả năng đưa ra các dự báo hợp lý cho việc đánh
giá hiệu quả của các chính sách tài chính, từ đó tư
vấn lựa chọn và ra quyết định chính xác, phù hợp.
Để đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính
trong tương lai, Giám đốc tài chính cần có tầm nhìn
chiến lược, luôn tính đến yếu tố rủi ro trong việc
quản trị tài chính thông qua việc sử dụng các công
cụ như: báo cáo tài chính, phương pháp dòng tiền
chiết khấu, mô hình ước lượng rủi ro và tỷ suất sinh
lời, mô hình dự báo nhu cầu tài chính và sử dụng
các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi
ro… Mục tiêu của Giám đốc tài chính là tư vấn ra
quyết định nhằm tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu
(cổ đông), nghĩa là các quyết định đầu tư, quyết
định huy động vốn, quyết định về chính sách phân
phối lợi nhuận phải dẫn đến kết quả là làm gia tăng
giá trị tài sản cho cổ đông.
Có thể nói, trong môi trường kinh doanh biến
động không ngừng hiện nay, vai trò của Giám đốc
tài chính rộng hơn bao giờ hết. Xu hướng này đòi hỏi
Giám đốc tài chính phải trang bị cho mình một nền
tảng kiến thức toàn diện và kinh nghiệm sâu sắc để
thực thi vai trò hỗ trợ đắc lực nhất cho Tổng Giám đốc
(CEO) và thực tế cũng cho thấy Giám đốc tài chính
ngày nay thường được coi là vị trí sẽ kế vị Tổng Giám
đốc trong tương lai.
Thực trạng giám đốc tài chính DN ở Việt Nam
Với phần đa có quy mô vừa và nhỏ, nên trong cơ
cấu bộ máy tổ chức của phần lớn DN hiện nay chưa
xác lập chức danh Giám đốc tài chính hoặc chưa
hình thành bộ phận quản trị tài chính. Cho đến nay,
trong hệ thống văn bản pháp lý cũng chưa có quy
Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang có
những biến đổi sâu sắc theo hướng hội nhập
sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, cạnh tranh
trong nền kinh tế tăng lên rất nhiều so với
trước đây. Để thành công trong môi trường
kinh doanh mới đầy thách thức, các doanh
nghiệp cần thiết có Giám đốc tài chính có năng
lực và tầm nhìn dài hạn, đa năng.